2.1.3.1. Tổ chức bộ máy của công ty tuyển than Cửa Ông.
Trong mỗi công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nếu công ty tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, và ngược lại. Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, công ty tuyển than Cửa Ông đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:
+Ban quản lý công ty bao gồm : Giám đốc Công ty,Phó Giám đốc sản xuất, Phó Giám đốc công nghệ cő điện,Phó Giám đốc kỹ thuật - vận tải, Phó Giám đốc đầu tý XDCB,Phó Giám đốc kinh tế - đời sống,Kế toán trýởng
+ Các phòng ban : Trung tâm chỉ huy sản xuất,phòng tuyển khoáng, phòng cơ điện, phòng XDCB, Ứng dụng KHKT công nghệ tin học, Tổ chức lao động, Văn phòng Giám đốc, Phòng Bảo vệ, Vận tải,Vật tư, Kế hoạch-Thống kê, Kế toán, Y tế, phòng kiểm toán,phòng tổ chức đào tạo,phòng thi đua tuyên truyền. ..
+ Các phân xưởng : Vận tải, Đường sắt, Tuyển than 1, Tuyển than 2, Giám định, Kho bến 1, Kho bến 2, Công ty tận thu chế biến than, Đầu tầu toa xe, Cơ khí, Điện nước, Ô tô, Xây dựng,Vật tư. ..
Mỗi một bộ phận,chức vụ có chức năng nhiệm vụ cụ thể riêng thể hiện như sau:
-Giám đốc: Do hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty than. Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị, trước nhà nước và trước pháp luật về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty
-Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc giám đốc quản lý và điều hành hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ mà giám đốc phân công và uỷ quyền.
-Kế toán trưởng công ty : Giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của công ty. Kế toán trưởng điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng Kế toán.
- Các phòng ban: Kỹ thuật, nghiệp vụ. .. công ty có nhiệm vụ chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc và các phó giám đốc trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm theo sự phân công và chỉ đạo của các phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh tế đời sống. Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản phẩm phân xưởng làm ra.
Để cho bộ máy quản lý của công ty có hiệu quả, giám đốc là người có quyền cao nhất. Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách
nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh và đóng góp nghĩa vụ với nhà nước theo đúng luật định. Giúp việc cho Giám đốc là các phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực sản xuất.
Giúp việc về mặt kế toán tài chính là kế toán trưởng, đứng đầu bộ máy kế toán công ty hoạt động theo điều lệ kế toán trưởng. Đối với các phòng ban phân xưởng thì các đồng chí trưởng phòng, quản đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt sản xuất, an toàn, an ninh của đơn vị mình.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được trình bày theo sơ đồ sau
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của công ty ta thấy: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong công ty thông qua các Phó giám đốc, các trưởng phòng ban. Ngược lại các Phó giám đốc, các trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty như vậy là rất hợp lý trong tình hình sản xuất hiện nay của công ty, các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng
công ty có thể dễ dàng kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của Giám đốc và giúp cho Giám đốc có những chỉ đạo nhanh chóng kịp thời trong hoạt động của công ty. Tuy vậy, cơ cấu tổ chức của công ty vẫn có điểm yếu là: trong việc kiểm tra thông tin về tình hình sản xuất của công ty tại các phân xưởng, Giám đốc không thể thực hiện một cách thường xuyên, gây khó khăn cho Giám đốc trong việc bổ sung kế hoạch cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty một cách kịp thời.
2.1.3.2. Đặc điểm lao động của công ty.
Do đặc điểm là công việc sản xuất kinh doanh nên công việc luôn ổn định; vì vậy bố trí lao động trong Công ty luôn hợp lý. Do doanh nghiệp ngày càng phát triển nên để đáp ứng nhu cầu của công việc, Công ty phải tuyển thêm lao động để đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện ngày càng phát triển.
Yêu cầu lao động làm trong Công ty phải là những người có trình độ, có năng lực, có bằng cấp và sức khỏe tốt.
Bảng : Cơ cấu lao động trong Công ty (2011 - 2013)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL % SL % SL %
Tổng số lao động 4700 4840 4980
Phân theo tính chất công việc Lao động trong danh
sách 300 6,3 400 8,2 520 10,4 Hợp đồng 4400 93,7 4440 91,8 4460 89,6 Phân theo trình độ, cấp bậc Đại học 950 20,2 1060 21,9 1270 25,5 Trung cấp + cao đẳng 4050 79,8 3780 78,1 3710 74,5 Nam 2820 60 2904 60 3098 62,2 Nữ 1880 40 1936 40 1882 37,8