- Chuẩn bị tôm P12 và môi trường nước với độ mặn ở các mức khác nhau tính theo đơn vị phần nghìn (‰).
- Theo dõi khả năng chịu đựng của tôm Thẻ chân trắng (P12) trong điều kiện nước ở các mức độ mặn khác nhau.
- Theo dõi tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng (P12) với các tốc độ hạ độ mặn khác nhau.
- Thuần dưỡng, nuôi tôm Thẻ chân trắng (P15) ở các mức độ mặn khác nhau và so sánh các chỉ tiêu về chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống với nuôi đối chứng ở độ mặn 20‰.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để đưa ra nhận định về khả năng thích ứng của tôm Thẻ chân trắng với điều kiện môi trường nước nhạt, đề tài được bố trí theo hình 3.1.
Thử nghiệm khả năng thích ứng của tôm Thẻ chân trắng với điều kiện môi trường nuôi nước nhạt
Ảnh hưởng của gây sốc độ mặn lên tỷ lệ sống
Thuần dưỡng đàn tôm Thẻ chân trắng để nuôi trong điều kiện độ mặn thấp
Thử nghiệm nuôi tôm Thẻ chân trắng trong môi trường nước nhạt
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài
3.4.1.1. Nghiên cứu khả năng chịu đựng của tôm Thẻ chân trắng giống P12 khi gây sốc độ mặn với các mức khác nhau khi gây sốc độ mặn với các mức khác nhau
Lô 1 (đối chứng) S = 20‰ Mức gây sốc 0‰ Lô 2 S = 15‰ Mức gây sốc 5‰ Lô 3 S = 10‰ Mức gây sốc 10‰ Lô 4 S = 5‰ Mức gây sốc 15‰ Lô 5 S = 0‰ Mức gây sốc 20‰
Xác định tỷ lệ sống và tình trạng hoạt động của tôm định kỳ 4 giờ/lần
Hình 3.2. Bố trí thí nghiệm gây sốc độ mặn tôm Thẻ chân trắng giống P12
Điều kiện thí nghiệm:
- Thể tích nước của bể thí nghiệm: bể 20 lít - Nhiệt độ: 27 - 30oC
- pH: 7,5 – 8,5 - Sục khí 24/24 giờ
- Mật độ tôm thí nghiệm: 15 con/lít - Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
Hình 3.3. Quá trình thực hiện thí nghiệm gây sốc độ mặn tôm Thẻ chân trắng giống P12
3.4.1.2. Nghiên cứu khả năng thích ứng của tôm Thẻ chân trắng giống P12 khi hạ độ mặn đến 0‰ với các tốc độ khác nhau hạ độ mặn đến 0‰ với các tốc độ khác nhau
Từ thí nghiệm ta có thể đưa ra kết luận về tốc độ hạ độ mặn hợp lý để thuần dưỡng tôm Thẻ chân trắng xuống độ mặn thấp, giúp tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn thay đổi, tránh hiện tượng sốc độ mặn làm giảm tỷ lệ sống của tôm.
- Bố trí thí nghiệm:
Post-larvae 12 (P12) lưu ở bể 4m3, độ mặn 20‰
Hạ dần độ mặn đến 0‰
Tốc độ hạ độ mặn
2‰/6 giờ 4‰/6 giờ 6‰/6 giờ 8‰/6 giờ Đối chứng 20‰
Xác định tốc độ hạ độ mặn tối ưu thông qua tỷ lệ sống
Hình 3.4. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hƣởng của tốc độ hạ độ mặn đến tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng giống P12
- Chế độ chăm sóc và cho ăn:
Hình 3.6. Ấp trứng Artemia làm thức ăn cho tôm Thẻ chân trắng
Hình 3.7. Bổ sung thức ăn tổng hợp cho tôm Thẻ chân trắng
+ Cho ăn artemia trong quá trình thí nghiệm và bổ sung thức ăn tổng hợp ngày 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 5% khối lượng toàn bộ tôm trong bể. Trước khi cho ăn siphon bớt thức ăn thừa và chất thải.
Hình 3.8. Đo pH và nhiệt độ bằng máy đo
Hình 3.9. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
+ Đo nhiệt độ ngày 2 lần (7 giờ và 14 giờ). Độ mặn được hạ từ từ bằng hệ thống bơm nước ngọt đã sục khí từ bể chứa vào bể thí nghiệm thông qua các van điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt. Kiểm tra độ mặn sau mỗi 6 giờ.
3.4.1.3. Thử nghiệm thuần và nuôi tôm Thẻ chân trắng trong điều kiện nước nhạt
- Bố trí thí nghiệm:
P15 lấy về thả vào các bể với độ mặn ban đầu 20‰. Sau đó hạ dần độ mặn đến 6‰ với tốc độ tối ưu ở thí nghiệm 2. Do tôm thẻ chân trắng rất nhạy
cảm và dễ chết khi độ mặn nhỏ hơn 6‰ nên tôm thí nghiệm được tiếp tục hạ độ mặn với tốc độ 1‰/24h cho đến khi đạt 0‰.
Nguồn giống P15 lưu ở bể 5m3
24 giờ
Thuần đến độ mặn 6‰ theo phương pháp tốt nhất ở thí nghiệm 2
Thuần đến 0‰ với tốc độ 1‰/24 giờ
Nuôi ở độ mặn 0‰ Giữ nguyên và nuôi ở độ mặn 6‰
Đối chứng nuôi ở độ mặn 20‰
Kết luận về khả năng thuần và nuôi tôm Thẻ chân trắng trong điều kiện nước nhạt
Hình 3.10. Sơ đồ thí nghiệm thuần và nuôi tôm Thẻ chân trắng trong điều kiện nƣớc nhạt
- Chế độ quản lý và chăm sóc:
+ Cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp dành cho tôm Thẻ chân trắng Grobest No.0 và No.1. Cho ăn quanh bể, kiểm tra bằng sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước.
Hình 3.12. Thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi thử nghiệm
+ Sục khí: mạnh, liên tục 24/24h.
+ Thay nước: 2 ngày/lần để tạo môi trường trong sạch cho tôm. Siphon hút bỏ thức ăn không được sử dụng và chất thải trước khi thay nước. Lượng nước thay khoảng 30 - 50% lượng nước có ở trong bể.
+ Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày.
+ Kiểm tra tốc độ sinh trưởng: 10 ngày/lần, mỗi lần 10 con. + Xác định tỷ lệ sống: 10 ngày/lần.
3.4.2. Phương pháp theo dõi
3.4.2.1. Xác định các yếu tố môi trường
- Xác định nhiệt độ: Dùng máy đo nhiệt độ; sai số 0,1oC -Xác định pH: Dùng máy đo pH; sai số 0,1
- Xác định độ mặn: Dùng khúc xạ kế; chia độ 0,1‰
3.4.2.2. Xác định kích cỡ tôm
- Xác định chiều dài toàn thân tôm (mm)
Dùng thước kẹp. Chiều dài toàn thân tôm là khoảng cách giữa mũi chủy và đỉnh đốt đuôi khi kéo thẳng thân tôm.
- Xác định khối lượng của tôm (gam) Dùng cân điện tử có độ chính xác 0,001g - Pha nước có độ mặn cần thiết
Nguồn nước thí nghiệm: gồm 2 nguồn
Nguồn nước mặn: lấy từ bể được bơm lên từ biển đã qua xử lý lắng lọc. Nguồn nước ngọt: lấy từ bể được bơm lên từ giếng khoan nước ngọt đã qua xử lý.
- Công thức pha:
V1 + V2 = V V1N1 + V2N2 = VN
V1 = V
V2 = V - V1
Trong đó:
V: thể tích nước cần pha. V1: thể tích nước biển cần pha. V2: thể tích nước ngọt cần pha. N: độ mặn của nước cần pha.
N1: độ mặn của nước biển. N2: độ mặn của nước ngọt.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft - Excel 2013 và IBM SPSS 12 để tính toán các giá trị thống kê mô tả (Descriptive statistic) và so sánh sự sai khác giá trị trung bình của hai mẫu (T-test paired two sample for means).
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của mức gây sốc độ mặn đến khả năng chịu đựng và tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng
Độ mặn là một yếu tố sinh thái có vai trò quan trọng đối với quá trình sống, sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật nói chung và tôm Thẻ chân trắng nói riêng. Độ mặn là yếu tố quyết định vùng phân bố của các loài thủy sinh vật và ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong vòng đời của chúng.
Tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng chịu đựng được trong môi trường có độ mặn thay đổi khá lớn 5 - 35‰. Tuy nhiên khi thay đổi độ mặn đột ngột ở các môi trường nuôi có độ mặn khác nhau chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tỷ lệ sống của tôm. Để nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm với 5 thang độ mặn: 20, 15, 10, 5 và 0‰. Điều kiện môi trường nước trong thí nghiệm: nhiệt độ: 29oC và pH: 7,7 - 8,2. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1. Từ kết quả cho thấy:
Hoạt động và tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng khác nhau ở các độ mặn khác nhau. Bể có độ mặn 15 - 20‰ cho tỷ lệ sống cao nhất mặc dù tỷ lệ sống có giảm dần theo thời gian nhưng không đáng kể. Ở độ mặn 10‰ tỷ lệ sống chỉ đạt mức trung bình. Tỷ lệ sống đạt giá trị thấp nhất ở lô thí nghiệm có độ mặn 0‰ và 5‰ ứng với mức gây sốc 20‰ và 15‰. Từ kết quả cho thấy mức sốc càng tăng thì tỷ lệ sống càng giảm.
Trong thời gian thí nghiệm sốc độ mặn, ngoài yếu tố tỷ lệ sống, khi quan sát trạng thái hoạt động của tôm thí nghiệm chúng tôi nhận thấy tôm P12
đang ở độ mặn 20‰ đưa trực tiếp vào độ mặn 0‰ và 5‰ có biểu hiện bị sốc mạnh. Hầu như tôm bơi liên tục không bình thường và bị chết 100% sau khoảng 4 giờ. Trong đó ở các lô khác tôm biểu hiện sốc nhẹ hơn.
Bảng 4.1. Kết quả gây sốc độ mặn ảnh hƣởng đến khả năng chịu đựng của tôm Thẻ chân trắng Ngày Giờ Lô độ mặn 20‰ Mức sốc 0‰ Lô độ mặn15‰ Mức sốc 5‰ Lô độ mặn 10‰ Mức sốc 10‰ Lô độ mặn 5‰ Mức sốc 15‰ Lô độ mặn 0‰ Mức sốc 20‰ 1 Ban đầu
(9:00) Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường 9h00 - 9h30 Bình thường
Bơi lội nhanh, sau đó chậm
dần
Bơi liên tục,vài con chúc đầu xuống Bơi mạnh, sau đó bơi chậm dần, cong mình lại Bơi liên tục, cong mình, chậm dần và xuống đáy 9h30 - 10h30 Bình thường Hầu hết bơi sát đáy Nằm im ở đáy,
ít hoạt động Ít hoạt động, nằm im, lơ lửng Nằm im, phản xạ kém 10h30 -14h30 Bình thường Ít bơi lội, một số lắng đáy. Chết 3 con Hầu như lắng đáy, nằm im. Chết 5 con Tất cả đều lắng đáy, nằm im. Chết 15 con Chết hết 2 6h30 Vẫn bình thường, vài con
xuống đáy Hầu hết hoạt động yếu. Chết 2 con Nằm im, kém hoạt động. Chết 9 con Chỉ còn sống 5 con 10h30 Chết 2 con nhưng tôm vẫn hoạt động bình thường Hoạt động yếu, nằm im ở đáy. Chết 5 con Chết 5 con Còn sống 2 con
Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng tôm Thẻ chân trắng P12 chỉ chịu được sự thay đổi đột ngột độ mặn ở mức 5‰ để bảo đảm ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Ngược lại, với sự thay đổi độ mặn quá 10‰ tôm bị sốc mạnh và chết nhiều. Sự giảm độ mặn đột ngột 5 - 10‰ dễ gây rối loạn sinh lý của tôm dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Sự thay đổi độ mặn đột ngột từ đột mặn cao xuống độ mặn thấp vượt quá ngưỡng thích hợp của tôm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như tỷ lệ sống của tôm. Như vậy thí nghiệm đã chứng tỏ rằng tôm thẻ chân trắng giống vẫn có khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn từ cao xuống thấp với mức gây sốc không qua lớn - nhỏ hơn 5‰. Đây cũng là cơ sở để thử nghiệm khả năng đưa tôm Thẻ chân trắng vào nuôi trong điều kiện nước nhạt.
4.2. Thí nghiệm ảnh hƣởng của các tốc độ hạ độ mặn đến tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng giống P12
Từ nguồn tôm ban đầu trong bể ương nuôi có độ mặn là 20‰ nên nước được cấp vào các bể thí nghiệm thuần hóa ban đầu đều có độ mặn ở mức 20‰. Trong thời gian thời gian thuần hóa các yếu tố môi trường của bể được tiến hành đo vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các yếu tố môi trƣờng trong thời gian thuần dƣỡng đàn tôm
Ngày thí nghiệm Nhiệt độ (
o C) (sáng - chiều) PH (sáng - chiều) 1 28,0 - 29,0 7,8 - 7,9 2 28,5 - 29,0 7,9 - 8,0 3 27,0 - 29,0 7,9 - 8,0
Nhìn chung nhiệt độ nước cũng như pH trong suốt thời gian thuần hóa khá ổn định. Nhiệt độ nằm trong khoảng 27 - 29oC, trung bình 28,5oC là khoảng thích hợp nhất của tôm. Bên cạnh đó, với giá trị pH dao động trong khoảng 7,8 - 8,0; trung bình 7,9 là khoảng pH rất tốt đối với đời sống của tôm Thẻ chân trắng.
Nghiên cứu về ảnh hưởng các tốc độ hạ độ mặn lên tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng được tiến hành qua 4 lô thí nghiệm với các tốc độ hạ độ mặn khác nhau. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3 và hình 4.1.
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của tôm qua các thời điểm thí nghiệm Thời điểm thí nghiệm (giờ) Lô đối chứng Lô hạ 2‰/6h Lô hạ 4‰/6h Lô hạ 6‰/6h Lô hạ 8‰/6h TLS (%) S (‰) TLS (%) S (‰) TLS (%) S (‰) TLS (%) S (‰) TLS (%) Ban đầu 100,0 20 100,0 20 100,0 20 100,0 20 100,0 6 98,9 18 100,0 16 93,3 14 82,2 12 87,8 12 96,7 16 98,9 12 83,3 8 75,6 4 76,7 18 96,7 14 98,9 8 78,9 2 68,9 0 70 24 96,7 12 90,8 4 72,2 0 64,4 0 58,9 30 95,6 10 82,8 0 62,7 0 51,3 0 51,1 36 95,6 8 76,7 0 61,1 0 48,9 0 42,2 42 95,6 6 66,7 0 60 0 45,6 0 38,9 48 92,2 4 66,7 0 57,8 0 45,6 0 25,6 54 92,2 2 66,7 0 51,1 0 45,6 0 24,4 60 88,9 0 65,6 0 47,8 0 44,4 0 20 Chú thích: S: Độ mặn; TLS: Tỷ lệ sống
Khi thuần đàn tôm nhìn chung tỷ lệ sống của lô thí nghiêm giảm dần theo tốc độ hạ độ mặn, tốc độ hạ càng nhanh tỷ lệ sống càng giảm.
Sau 60 giờ thí nghiệm, tỷ lệ sống các lô thí nghiệm dao động từ 20% (ở lô hạ độ mặn tốc độ 8‰/6 giờ) đến 65,6% (ở lô hạ độ mặn tốc độ 2‰/6 giờ). Tỷ lệ sống của tôm tỷ lệ nghịch với tốc độ hạ độ mặn. Trong khi đó, lô đối chứng vẫn giữ được tỷ lệ sống cao - 88,9%. Điều đó chứng tỏ tốc độ hạ độ
mặn có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng giống khi thuần dưỡng. Tốc độ hạ càng nhanh thì tỷ lệ sống càng giảm.
Với tốc độ hạ độ mặn 2‰/6 giờ cho tỷ lệ sống cao hơn cả và khác biệt đáng kể so với tốc độ hạ độ mặn 4‰/6 giờ hay 6‰/6 giờ (tỷ lệ sống chỉ còn lần lượt là 47,8% và 44,4% - không sai khác đáng kể về tỷ lệ sống ở hai lô thí nghiệm này).
Tốc độ hạ độ mặn 8‰/6 giờ được xem là quá nhanh vì chỉ cho tỷ lệ sống thấp 20% sau 60 giờ thí nghiệm. Tuy tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối, có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong khoảng biến động độ mặn khá lớn 0 - 40‰ (Trần Văn Quỳnh, 2004)[6], nhưng trong cùng khoảng thời gian với tốc độ hạ độ mặn càng nhanh thì khả năng thích ứng của cơ thể tôm càng kém.
Ở hầu hết các lô thí nghiệm cho thấy khi độ mặn môi trường nuôi đạt đến mức dưới 6 - 10‰, tỷ lệ sống ở tất cả các lô thí nghiệm đều giảm nhanh (ngoại trừ lô thí nghiệm hạ với tốc độ 2‰/6 giờ). Tỷ lệ sống giảm từ 72,2% còn 62,7% ở lô giảm 4‰/6 giờ, từ 64,4% còn 51,3% ở lô giảm 6‰/6 giờ và từ 87,8% còn 70,0% ở lô giảm 8‰/6 giờ. Đây là khoảng giới hạn sức chịu đựng của tôm thẻ chân trắng giống khi giảm dần độ mặn với các tốc độ như trên. Vì vậy khi đã hạ độ mặn đến mức 6‰, đàn tôm cần tiếp tục thuần dần đến độ mặn 0‰ với tốc độ chậm hơn nữa nếu muốn bảo đảm tỷ lệ sống cao.