Sự phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty
Asia Hawaii (Phú Yên). Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm Thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc,…và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh. Ngày 25/01/2008, Bộ NN và PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên.
Có thể thấy, ngoài lợi thế về tôm sú thì Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển tôm Thẻ chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một lợi thế mà Việt Nam cần tích cực khai thác. Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản, chi phí sản xuất tôm Thẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,4 - 0,5 chi phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm năng và lợi thế ở tôm Thẻ chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh.
Trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng tôm Thẻ chân trắng đang khẳng định được vị thế đứng đầu của mình. Giá trị xuất khẩu tôm Thẻ chân trắng tính đến ngày 15/9/2013 đạt 875,4 triệu USD, cao hơn so với 868,3 triệu USD xuất khẩu tôm sú trong cùng khoảng thời gian. Điều này đưa giá trị xuất khẩu tôm Thẻ chân trắng 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 952,4 triệu USD, tăng 79,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 47,1% tổng giá trị xuất khẩu tôm cả nước, trong khi đó xuất khẩu tôm sú chỉ đạt 928,2 triệu USD, tăng 2,14% và chiếm 45,9% tổng giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… là
những điều kiện để tôm chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam.
Chỉ tính trong 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm Thẻ chân trắng đã đạt gần 800 triệu USD, vượt qua cả kim ngạch xuất khẩu tôm Thẻ chân trắng của cả năm 2012 với 740 triệu USD. Hầu như tất cả các thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam đều gia tăng tiêu thụ tôm thẻ chân trắng. Số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 31,6% cùng kỳ năm ngoái lên 42,7%, Mỹ tăng từ 37% lên 66,3%, EU tăng từ 45,7% lên 53% và Trung Quốc tăng từ 11,4% lên 19%.
Trước những tác động của suy thoái kinh tế thế giới, xu hướng và thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi từ ưa chuông tôm sú cỡ lớn, giá cao sang tôm Thẻ chân trắng cỡ nhỏ có giá thấp. Sự thay đổi thói quen tiêu dùng này được thể hiện rõ nhất tại thị trường Nhật Bản và Mỹ. Năm 2012, nhiều báo cáo thị trường tôm Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng nước này đã chuyển từ sử dụng tôm sú sang tôm Thẻ chân trắng trong các món ăn truyền thống và xu hướng này tiếp tục được suy trì trong năm 2013.
Dự kiến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn. Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980 kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012. Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước).
Tình hình dịch bệnh: Cùng với tăng nhanh về diện tích và sản lượng thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều hơn. Năm 2008, diện tích bị thiệt hại là 658 ha chủ yếu là do bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh thật sự bùng phát từ năm 2010 đến năm 2012 với diện tích thiệt hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnh hội chứng hoại tử cấp tính.
Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Trong đó Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thiệt hại nặng nề nhất. Theo báo cáo tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, hội chứng hoại tử cấp tính xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao. Đến năm 2013, tình hình dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử cấp tính đã giảm đi đáng kể so với năm 2011 và 2012, nhưng dẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Vì vậy ngành thủy sản đang tìm mọi cách để kiềm chế bệnh này bộc phát như những năm qua.
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tôm Thẻ chân trắng ở giai đoạn Post-larvae 12 ngày tuổi (P12) và 15 ngày tuổi Post-larvae (P15).
- Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm giống Hải sản Nam Định.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Khu trại sản xuất Trung tâm giống hải sản Nam Định (Bạch Long - Giao Thủy - Nam Định)
- Thời gian: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 24/05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Chuẩn bị tôm P12 và môi trường nước với độ mặn ở các mức khác nhau tính theo đơn vị phần nghìn (‰).
- Theo dõi khả năng chịu đựng của tôm Thẻ chân trắng (P12) trong điều kiện nước ở các mức độ mặn khác nhau.
- Theo dõi tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng (P12) với các tốc độ hạ độ mặn khác nhau.
- Thuần dưỡng, nuôi tôm Thẻ chân trắng (P15) ở các mức độ mặn khác nhau và so sánh các chỉ tiêu về chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống với nuôi đối chứng ở độ mặn 20‰.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để đưa ra nhận định về khả năng thích ứng của tôm Thẻ chân trắng với điều kiện môi trường nước nhạt, đề tài được bố trí theo hình 3.1.
Thử nghiệm khả năng thích ứng của tôm Thẻ chân trắng với điều kiện môi trường nuôi nước nhạt
Ảnh hưởng của gây sốc độ mặn lên tỷ lệ sống
Thuần dưỡng đàn tôm Thẻ chân trắng để nuôi trong điều kiện độ mặn thấp
Thử nghiệm nuôi tôm Thẻ chân trắng trong môi trường nước nhạt
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài
3.4.1.1. Nghiên cứu khả năng chịu đựng của tôm Thẻ chân trắng giống P12 khi gây sốc độ mặn với các mức khác nhau khi gây sốc độ mặn với các mức khác nhau
Lô 1 (đối chứng) S = 20‰ Mức gây sốc 0‰ Lô 2 S = 15‰ Mức gây sốc 5‰ Lô 3 S = 10‰ Mức gây sốc 10‰ Lô 4 S = 5‰ Mức gây sốc 15‰ Lô 5 S = 0‰ Mức gây sốc 20‰
Xác định tỷ lệ sống và tình trạng hoạt động của tôm định kỳ 4 giờ/lần
Hình 3.2. Bố trí thí nghiệm gây sốc độ mặn tôm Thẻ chân trắng giống P12
Điều kiện thí nghiệm:
- Thể tích nước của bể thí nghiệm: bể 20 lít - Nhiệt độ: 27 - 30oC
- pH: 7,5 – 8,5 - Sục khí 24/24 giờ
- Mật độ tôm thí nghiệm: 15 con/lít - Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
Hình 3.3. Quá trình thực hiện thí nghiệm gây sốc độ mặn tôm Thẻ chân trắng giống P12
3.4.1.2. Nghiên cứu khả năng thích ứng của tôm Thẻ chân trắng giống P12 khi hạ độ mặn đến 0‰ với các tốc độ khác nhau hạ độ mặn đến 0‰ với các tốc độ khác nhau
Từ thí nghiệm ta có thể đưa ra kết luận về tốc độ hạ độ mặn hợp lý để thuần dưỡng tôm Thẻ chân trắng xuống độ mặn thấp, giúp tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn thay đổi, tránh hiện tượng sốc độ mặn làm giảm tỷ lệ sống của tôm.
- Bố trí thí nghiệm:
Post-larvae 12 (P12) lưu ở bể 4m3, độ mặn 20‰
Hạ dần độ mặn đến 0‰
Tốc độ hạ độ mặn
2‰/6 giờ 4‰/6 giờ 6‰/6 giờ 8‰/6 giờ Đối chứng 20‰
Xác định tốc độ hạ độ mặn tối ưu thông qua tỷ lệ sống
Hình 3.4. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hƣởng của tốc độ hạ độ mặn đến tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng giống P12
- Chế độ chăm sóc và cho ăn:
Hình 3.6. Ấp trứng Artemia làm thức ăn cho tôm Thẻ chân trắng
Hình 3.7. Bổ sung thức ăn tổng hợp cho tôm Thẻ chân trắng
+ Cho ăn artemia trong quá trình thí nghiệm và bổ sung thức ăn tổng hợp ngày 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 5% khối lượng toàn bộ tôm trong bể. Trước khi cho ăn siphon bớt thức ăn thừa và chất thải.
Hình 3.8. Đo pH và nhiệt độ bằng máy đo
Hình 3.9. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
+ Đo nhiệt độ ngày 2 lần (7 giờ và 14 giờ). Độ mặn được hạ từ từ bằng hệ thống bơm nước ngọt đã sục khí từ bể chứa vào bể thí nghiệm thông qua các van điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt. Kiểm tra độ mặn sau mỗi 6 giờ.
3.4.1.3. Thử nghiệm thuần và nuôi tôm Thẻ chân trắng trong điều kiện nước nhạt
- Bố trí thí nghiệm:
P15 lấy về thả vào các bể với độ mặn ban đầu 20‰. Sau đó hạ dần độ mặn đến 6‰ với tốc độ tối ưu ở thí nghiệm 2. Do tôm thẻ chân trắng rất nhạy
cảm và dễ chết khi độ mặn nhỏ hơn 6‰ nên tôm thí nghiệm được tiếp tục hạ độ mặn với tốc độ 1‰/24h cho đến khi đạt 0‰.
Nguồn giống P15 lưu ở bể 5m3
24 giờ
Thuần đến độ mặn 6‰ theo phương pháp tốt nhất ở thí nghiệm 2
Thuần đến 0‰ với tốc độ 1‰/24 giờ
Nuôi ở độ mặn 0‰ Giữ nguyên và nuôi ở độ mặn 6‰
Đối chứng nuôi ở độ mặn 20‰
Kết luận về khả năng thuần và nuôi tôm Thẻ chân trắng trong điều kiện nước nhạt
Hình 3.10. Sơ đồ thí nghiệm thuần và nuôi tôm Thẻ chân trắng trong điều kiện nƣớc nhạt
- Chế độ quản lý và chăm sóc:
+ Cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp dành cho tôm Thẻ chân trắng Grobest No.0 và No.1. Cho ăn quanh bể, kiểm tra bằng sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước.
Hình 3.12. Thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi thử nghiệm
+ Sục khí: mạnh, liên tục 24/24h.
+ Thay nước: 2 ngày/lần để tạo môi trường trong sạch cho tôm. Siphon hút bỏ thức ăn không được sử dụng và chất thải trước khi thay nước. Lượng nước thay khoảng 30 - 50% lượng nước có ở trong bể.
+ Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày.
+ Kiểm tra tốc độ sinh trưởng: 10 ngày/lần, mỗi lần 10 con. + Xác định tỷ lệ sống: 10 ngày/lần.
3.4.2. Phương pháp theo dõi
3.4.2.1. Xác định các yếu tố môi trường
- Xác định nhiệt độ: Dùng máy đo nhiệt độ; sai số 0,1oC -Xác định pH: Dùng máy đo pH; sai số 0,1
- Xác định độ mặn: Dùng khúc xạ kế; chia độ 0,1‰
3.4.2.2. Xác định kích cỡ tôm
- Xác định chiều dài toàn thân tôm (mm)
Dùng thước kẹp. Chiều dài toàn thân tôm là khoảng cách giữa mũi chủy và đỉnh đốt đuôi khi kéo thẳng thân tôm.
- Xác định khối lượng của tôm (gam) Dùng cân điện tử có độ chính xác 0,001g - Pha nước có độ mặn cần thiết
Nguồn nước thí nghiệm: gồm 2 nguồn
Nguồn nước mặn: lấy từ bể được bơm lên từ biển đã qua xử lý lắng lọc. Nguồn nước ngọt: lấy từ bể được bơm lên từ giếng khoan nước ngọt đã qua xử lý.
- Công thức pha:
V1 + V2 = V V1N1 + V2N2 = VN
V1 = V
V2 = V - V1
Trong đó:
V: thể tích nước cần pha. V1: thể tích nước biển cần pha. V2: thể tích nước ngọt cần pha. N: độ mặn của nước cần pha.
N1: độ mặn của nước biển. N2: độ mặn của nước ngọt.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft - Excel 2013 và IBM SPSS 12 để tính toán các giá trị thống kê mô tả (Descriptive statistic) và so sánh sự sai khác giá trị trung bình của hai mẫu (T-test paired two sample for means).
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của mức gây sốc độ mặn đến khả năng chịu đựng và tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng
Độ mặn là một yếu tố sinh thái có vai trò quan trọng đối với quá trình sống, sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật nói chung và tôm Thẻ chân trắng nói riêng. Độ mặn là yếu tố quyết định vùng phân bố của các loài thủy sinh vật và ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong vòng đời của chúng.
Tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng chịu đựng được trong môi trường có độ mặn thay đổi khá lớn 5 - 35‰. Tuy nhiên khi thay đổi độ mặn đột ngột ở các môi trường nuôi có độ mặn khác nhau chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tỷ lệ sống của tôm. Để nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm với 5 thang độ mặn: 20, 15, 10, 5 và 0‰. Điều kiện môi trường nước trong thí nghiệm: nhiệt độ: 29oC và pH: 7,7 - 8,2. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1. Từ kết quả cho thấy:
Hoạt động và tỷ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng khác nhau ở các độ mặn khác nhau. Bể có độ mặn 15 - 20‰ cho tỷ lệ sống cao nhất mặc dù tỷ lệ sống có giảm dần theo thời gian nhưng không đáng kể. Ở độ mặn 10‰ tỷ lệ sống chỉ đạt mức trung bình. Tỷ lệ sống đạt giá trị thấp nhất ở lô thí nghiệm có độ mặn 0‰ và 5‰ ứng với mức gây sốc 20‰ và 15‰. Từ kết quả cho thấy mức sốc càng tăng thì tỷ lệ sống càng giảm.
Trong thời gian thí nghiệm sốc độ mặn, ngoài yếu tố tỷ lệ sống, khi quan sát trạng thái hoạt động của tôm thí nghiệm chúng tôi nhận thấy tôm P12
đang ở độ mặn 20‰ đưa trực tiếp vào độ mặn 0‰ và 5‰ có biểu hiện bị sốc mạnh. Hầu như tôm bơi liên tục không bình thường và bị chết 100% sau khoảng 4 giờ. Trong đó ở các lô khác tôm biểu hiện sốc nhẹ hơn.
Bảng 4.1. Kết quả gây sốc độ mặn ảnh hƣởng đến khả năng chịu đựng của tôm Thẻ chân trắng Ngày Giờ Lô độ mặn 20‰ Mức sốc 0‰ Lô độ mặn15‰ Mức sốc 5‰ Lô độ mặn 10‰ Mức sốc 10‰ Lô độ mặn 5‰ Mức sốc 15‰ Lô độ mặn 0‰ Mức sốc 20‰ 1 Ban đầu
(9:00) Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường