Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại VPBank Chi nhánh Kinh Đô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VPBank Chi nhánh Kinh Đô (Trang 25 - 32)

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ của các tổ chức kinh tế

Đvt: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Chi nhánh VPBank Kinh Đô)

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I Tổng dư nợ của các

TCKT 423,43 100 736,78 100 855,36 100 16,10

II Theo sản phẩm

1 Bổ sung vốn lưu động 330,2785 78 552,5814 75 607,31 71 9,90

2 Mua ô tô 57,1636 13.5 103,1485 14 136,8577 16 32,68

3 Đầu tư tài sản cố định 29,6404 7 58,9420 8 81,2593 9,5 37,86

4 Bảo lãnh, L/C 6,3515 1.5 22,1033 3.0 29,9376 3,5 35,44

III Theo kỳ hạn

1 Ngắn hạn 351,4502 83 582,0524 79 632,9671 74 8,75

Dư nợ của các tổ chức kinh tế theo sản phẩm

* Bổ sung vốn lưu động:

Trong tổng dư nợ của các tổ chức kinh tế tại VPBank chi nhánh Kinh Đô thì tổng dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn tuy nhiên lại có xu hướng giảm.Tuy giảm về tỷ trọng nhưng dư nợ đối với cho vay bổ sung vốn lưu động có sự gia tăng về số tuyệt đối cũng rất đáng kể. Năm 2010 dư nợ cho vay là 330,2785 tỷ đồng. Năm 2011 dư nợ cho vay tăng lên đạt 552,5814 tỷ đồng, tăng 67,31% so với năm 2010 tương đương 222,3029 tỷ đồng. Sang năm 2012 dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên 607,31 tỷ đồng, tăng 9,90% so với năm 2011 tăng tương đương với 54,7249 tỷ đồng.

* Dư nợ cho vay mua ôtô:

Dư nợ đối với cho vay mua ôtô như sau: năm 2010 dư nợ cho vay đạt 57,1636 tỷ đồng, tăng 13,4 tỷ đồng. Năm 2011 tăng lên đạt 103,1485 tỷ đồng, tăng 45,9849 tỷ đồng tương đương với 80,44% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng lên đạt 136,8577 tỷ đồng, tăng 33,7092 tỷ đồng tương đương với 32,68% so với năm 2011.

* Dư nợ cho vay đầu tư tài sản cố định:

Dư nợ đối với cho vay đầu tư tài sản cố định như sau: năm 2010 dư nợ cho vay đạt 29,6404 tỷ đồng. Năm 2011 tăng lên đạt 58,9420 tỷ đồng, tăng 313,34 tỷ đồng tương đương với 98,86% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng lên đạt 81,2593 tỷ đồng, tăng 22,3173 tỷ đồng tương đương với 37,86% so với năm 2011.

* Phát hành bảo lãnh, L/C:

Dư nợ bảo lãnh, L/C tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ nhưng tốc độ tăng khá nhanh cụ thể là: năm 2010 dư nợ đạt 6,3515 tỷ đồng, tăng 2,9851 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2011 tăng lên đạt 22,1033 tỷ đồng, tăng 15,7517 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng lên đạt 29,9376 tỷ đồng, tăng 7,8344 tỷ đồng tương đương với 35,44% so với năm 2011.

Tổng dư nợ của các tổ chức kinh tế theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Về cơ bản các khoản vay của các tổ chức kinh tế phần lớn là cho vay ngắn hạn, khối lượng cho vay trung và dài hạn thường thấp hơn so với các

khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng trong các năm.

• Dư nợ ngắn hạn

Trong năm 2010 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 83% tương đương 351,4502 tỷ đồng, trong năm 2011tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 79% tương đương 582,0524 tỷ đồng, và trong năm 2012 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 74% tương đương 632,9671 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng ta lại thấy tổng số dư nợ ngắn hạn lại tăng trong các năm. Dư nợ ngắn hạn của năm 2012 là 632,9671 tỷ đồng, tăng 50,9147 tỷ đồng so với năm 2011 (8,75%), tăng 281,5168 tỷ đồng so với năm 2010 (80,10%) và tăng 346,8204 tỷ đồng so với năm 2009 (121,20%)

• Dư nợ trung, dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng trong các năm. Các tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn trong ba năm 2010, 2011 và 2012 theo xu hướng tăng lần lượt là 17%; 21%; 26%. Đồng thời tổng số dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng trong các năm. Dư nợ trung và dài hạn trong năm 2012 là 222,3938 tỷ đồng, tăng 67,6710 tỷ đồng so với năm 2011 (43,74%), tăng 150,4101 tỷ đồng so với năm 2010 (208,95%).

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại VPBank Chi nhánh Kinh Đô

Đvt: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I Tổng giá trị dư nợ quá hạn 6,8381 100 17,5423 100% 46,4870 100 165 1 Cá nhân 2,5985 38 6,1398 35% 13,9461 30 127 2 Tổ chức kinh tế 4,2396 62 11,4025 65% 32,5409 70 185 II Tỷ lệ tổng dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ tín dụng (%) 0,57 1,00 2,50 150 1 Cá nhân 0,21 0,35 0,75 114,29 2 Tổ chức kinh tế 0,35 0,65 1,75 169,23

 Tổng dư nợ quá hạn của Chi nhánh

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro như nhữngngành kinh doanh khác, rủi ro của ngân hàng là không thu được nợ khi đến hạn, còn gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củangân hàng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng không thể tái đầu tư. Nợ quá hạn cũng đánh giá hiệu quả trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng

Năm 2009, nợ quá hạn của chi nhánh là 5,26 tỷ đồng, sang năm 2010, nợ quá hạn đã tăng lên 6,8381 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 30% hay tăng 1,5780 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế tăng cao hơn so với nợ quá hạn của cá nhân. Năm 2010, nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế tăng lên 4,2396 tỷ đồng, tăng 1,0836 tỷ đồng hay 34,33% so với năm 2009. Còn nợ quá hạn của cá nhân năm 2010 tăng lên 2,5985 tỷ đồng, tăng 0,49 tỷ đồng hay 24% so với năm 2009

Đến năm 2011, nợ quá hạn của chi nhánh tiếp tục tăng cao so với năm 2010. Nợ quá hạn năm 2011 tăng lên 17,5423 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 156,54% hay tăng 10,7042 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là do sự gia tăng nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế, từ mức 4,2396 tỷ đồng năm 2010, đã tăng lên 11,4025 tỷ đồng trong năm 2011, tăng 7,1629 tỷ đồng hay 168,95% so với năm 2010. Năm 2011 nợ quá hạn của cá nhân cũng tăng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của các tổ chức kinh tế, nợ quá hạn của cá nhân năm 2011 là 6,1398 tỷ đồng đã tăng 3,5413 tỷ đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 136,29%.

Năm 2012, nợ quá hạn của chi nhánh tiếp tục tăng mạnh. Nợ quá hạn năm 2012 tăng cao lên mức 46,4870 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 165% hay tăng 28,9447 tỷ đồng so với năm 2011, trong đó nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế tăng khá cao cả về tỷ trọng lẫn số lượng tuyệt đối. Năm 2012, nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 70% tổng dư nợ quá hạn và đã tăng lên mức 32,5409 tỷ đồng, tăng 21,1384 tỷ đồng hay 185,38% so với năm 2011. Trong khi nợ quá hạn của cá nhân năm 2012 tuy vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 30% tổng dư nợ quá hạn. mức tuyệt đối tăng lên 13,9461 tỷ đồng, tăng 7,8063 tỷ đồng hay 127,14% so với năm 2011

 Tỷ lệ tổng dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ tín dụng

của chi nhánh bốn năm qua đạt hiệu quả tốt, mức độ rủi ro thấp. Đây là kết quả tốt cần được duy trì trong những năm tiếp theo.

2.3.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại VPBank Chi nhánh Kinh Đô

Đvt: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I Lãi trước thuế từ hoạt động tín dụng 32,1550 100 41,2020 100 38,4552 100 -6,67 1 Cá nhân 21,8654 68 26,7813 65 24,2268 63 -9,54 2 Tổ chức kinh tế 10,2896 32 14,4207 35 14,2284 37 -1,33

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Chi nhánh VPBank Kinh Đô)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2012 có nhiều sự thay đổi. Trong hai năm 2010-2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng có chiều hướng tăng dần. Năm 2010 tăng lên 32,155 tỷ đồng, và năm 2011 tăng lên mức 41,202 tỷ đồng, tăng 9,0470 tỷ đồng, tương đương 28,14% so với năm 2010.

Trong đó, thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhưng theo chiều hướng giảm dần về tỷ trọng, tuy vậy mức tuyệt đối vẫn tăng dần theo từng năm. Năm 2010 đạt 21,8654 tỷ đồng, tăng 4,015 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng lên 26,7813 tỷ đồng, tăng 4,9159 tỷ đồng tương đương tăng 22,48% so với năm 2010. Trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ

trọng nhỏ nhưng theo chiều hướng tăng dần cả về tỷ trọng và mức tuyệt đối. Năm 2010 đạt 10,2896 tỷ đồng, tăng 2,6396 tỷ đồng, tương đương 34,50% so với năm 2009. Năm 2011 tăng lên mức 14,4207 tỷ đồng, tăng 4,1311 tỷ đồng tương đương 40,15% so với năm 2010.

Đến năm 2012, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao gây áp lực cho khách hàng vay vốn ngân hàng. Do đó, năm 2012 thu nhập từ hoạt động tín dụng theo chiều hướng giảm từ 41,202 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 38,4552 tỷ đồng, giảm 2,7468 tỷ đồng, giảm tương đương 6,67% so với năm 2011.

Trong đó, thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân có xu hướng giảm cả về mặt tỷ trọng lẫn mức tuyệt đối. Năm 2012 giảm xuống còn 24,2268, giảm 2,5545 tỷ đồng, giảm tương đương 9,54%. Thu nhập từ hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế tuy có tăng về tỷ trọng nhưng vẫn giảm về mức tuyệt đối nhưng mức độ giảm không đáng kể.Năm 2012 giảm xuống còn 14,2284 tỷ đồng, giảm 0,1923 tỷ đồng, giảm tương đương 1,33% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VPBank Chi nhánh Kinh Đô (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w