Tình hình phát triển kinh tế xã Tường Phù

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại xã tường phù, huyện phù yên, tỉnh sơn la nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh (Trang 26 - 28)

Xã Tường Phù là một xã thuần nông, số người dân trong xã làm nông nghiệp chiếm 95%, còn lại một số ắt làm các nghề khác như tiểu thủ công nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ nên thu nhập bình quân không cao. Năm 2014 bình quân thu nhập khẩu/năm là 6.500.000đ, bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 605 kg.

Bảng 4.3. Cơ cấu phát triển kinh tế của xã Tƣờng Phù. TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị

tắnh Năm 2012 2013 2014 1 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 3002,27 2737,4 3251,4 2 Lương thực bình quân đầu người

Kg 55,6 53,8 60,5

3 Lâm nghiệp Triệu

đồng 4,5 3,1 3,5 4 Chăn nuôi Trâu Con 982 1.030 1.223 Bò Con 51 96 102 Lợn Con 480 448 1.228 Gia cầm Con 8880 6965 7021

5 Thu nhập bình quân Triệu đồng

4,5 5,1 6,5

* Sản xuất nông nghiệp.

Theo bảng số liệu 4.4 cho thấy, lúa nước là loại cây trồng chắnh của người dân, tiếp theo là ngô và sắn là 2 loại cây chủ yếu được trồng trên đất nương. Ngoài ra, hưởng ứng tắch cực trồng cây vụ 3 của hội phụ nữ trong 5 năm được 35 tấn Rau xanh các loại; trồng được 186ha tỏi, sản lượng 2.300 tấn; khoai lang, đậu đỗ các loại là 1.568 tấn cung cấp thị trường cho các xã lân cận.

Bảng 4.4. Diện tắch, năng suất, sản lượng một số cây trồng của xã từ 2013 Ờ 2014.

Loại cây Diện tắch (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn)

2013 2014 2013 2014 2013 2014 1. Lúa nước 236,9 236,9 6,45 6,7 2744,13 2855,49 Vụ chiêm 191 191 6,8 7,01 1.298,93 1.339,33 Vụ mùa 236,9 236,9 6,1 6,4 1445,20 1.516,16 2. Ngô 67 70 3,1 3,5 207,7 245 3. Sắn 42 40,01 10 11 462 440 4. Bông 17,99 Không đạt 5. Vừng 3,3 3,6 1 0,9 2,97 3,6 6. Rau các loại 30,5 26,58 5,5 5,9 1,68 1,6

( Nguồn: UBND xã Tường Phù1013, 2014)

Nhìn chung, kinh tế chậm phát triển và đổi mới, nhất là sản xuất vụ 3 tương đối thấp. Giá cả vật tư phan bón tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp thấp, sản xuất nông nghiệp mang tắnh tự túc, tự cấp chưa trở thành hàng hoá. Nông sản sản xuất ra chưa có cơ sở chế biến chủ yếu bán hàng thô nên giá thành thấp, nhiều sâu bệnh hại và vậy so với sản xuất công nghiệp và dịch vụ thì thu nhập của nông dân nông nghiệp thấp và nghèo.

* Thuỷ sản.

Nuôi thuỷ sản trên địa bàn chủ yếu là hình thức quản canh, việc đầu tư thâm canh chưa thực sự trú trọng, tổng diện tắch ao hồ toàn xã là 12,7 ha năng xuất đạt: 35 tạ/ha, sản lượng thu là 44,4 tấn.

* Công tác Lâm nghiệp.

- Công tác bảo vệ rừng: Đã chỉ đạo các bản làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng và làm tốt công tác tuyền truyền, kịp thời phát hiện ngăn ngừa những hành vi, vi phạm lâm Luật; Tổ chức chăm sóc và bảo vệ tốt rừng trồng, rừng khoanh nuôi, rừng phòng hộ, với tổng diên tắch rừng hiện có là 581,2 ha nâng độ che phủ rừng 39,8%

- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được chú trọng, đã xây dựng được phương án phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2014 và chỉ đạo tuyên truyền cho nhân dân về công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phối hợp với cơ quan chức năng của huyện và cấp trên, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhân dân với tổng số tiền chi trả cho nhân dân 127.864.000,0 đồng

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại xã tường phù, huyện phù yên, tỉnh sơn la nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh (Trang 26 - 28)