Ƣu, nhƣợc điểm, cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế khi nuôi lợn Bản

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại xã tường phù, huyện phù yên, tỉnh sơn la nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh (Trang 38 - 44)

Kết quả điều tra và thu thập thông tin ở (bảng 5.8) cho thấy có trên 50% người được hỏi khẳng định ưu điểm lớn nhất của lợn Bản là thịt ngon, dễ nuôi và khả năng chống chịu bệnh cao. Đây chắnh là các yếu tố quyết định giá trị của lợn Bản so với một số loài lợn khác. Ngoài ra, một số ưu điểm khác như khả năng thắch nghi cao với môi trường, sử dụng tốt nhiều loại thức ăn, chi phắ đầu tư nuôi thấp và có thể sử dụng cho việc thờ cúng tổ tiên đã được người dân đề cập với tỉ lệ thấp hơn, dao động từ 4,82% đến 19,88% tổng số người trả lời. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của lợn Bản là vóc dáng nhỏ (71,69% ý kiến) và tốc độ phát triển chậm (62,05% ý kiến). Có 2/166 người được hỏi cho rằng nhược điểm của lợn Bản là khả năng sinh con thấp và số con sơ sinh/lứa ắt. Theo Lê Viết Ly và cs (1999), Nguyễn Văn Thiện và cs (1999), lợn bản địa nước ta tuy có vóc dáng nhỏ hơn so với lợn ngoại nhưng mang nhiều đặc tắnh quý như khả năng thắch nghi cao với điều kiện khắ hậu khắc nghiệt, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, tắnh chống chịu bệnh tật cao, Ầ Do đó, lợn bản địa không những là nguồn gen quý của riêng Việt Nam mà còn là của thế giới. Tuy nhiên, lợn Bản vẫn mắc phải một số bệnh thông thường như tiêu chảy, dịch tả, phó thương hàn, ... Kết quả điều tra cho thấy bệnh tiêu chảy chiếm tỉ lệ cao nhất ở lợn Bản với 40,96% tổng số người trả lời. Các bệnh còn lại được người dân đề cập với tỉ lệ thấp hơn, 22,29% ư kiến

đối với bệnh kư sinh trùng, 16,27% ở bệnh tụ huyết trùng, 13,25% ở dịch tả và 11,45% là phó thương hàn (bảng 5.8).

Bảng 5.8. Một số ưu, nhược điểm, cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của lợn Bản

TT Thông tin điều tra Số

phiếu

Tỉ lệ (%)

1 Ưu điểm và nhược điểm (166 phiếu) Ưu điểm Dễ nuôi 109 65,66 Ít bệnh 91 54,82 Thịt ngon 105 63,25 Đầu tư ắt 18 10,84 Tạp ăn 31 18,67 Thắch nghi tốt 33 19,88 Thờ cúng 8 4,82 Không trả lời 3 1,81 Nhược điểm Vóc dáng nhỏ 119 71,69 Chậm lớn 104 62,65 Đẻ ắt 2 1,20 Không trả lời 3 1,81 2 Những bệnh thường gặp (166 phiếu) Tiêu chảy 68 40,96 Ký sinh trùng 37 22,29 Tụ huyết trùng 27 16,27 Dịch tả 22 13,25 Phó thương hàn 19 11,45 Không trả lời 43 25,90

3 Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi lợn Kiềng Sắt (105 phiếu)

Khó khăn

Chậm lớn 51 48,57 Phá chuồng 11 10,48

Nguồn thức ăn 8 7,62 Nguồn con giống 6 5,71 Không khó khăn 12 11,43 Không trả lời 21 20 Thuận lợi Dễ nuôi 48 45,71 Đầu tư ắt 43 40,95 Tận dụng được các loại thức ăn 38 36,19 Ít bệnh 21 20,00 Dễ bán 15 14,29 Phù hợp với thị

hiếu của người tiêu dùng

3 2,86

Không trả lời 9 8,57 4 Một số đặc điểm về khả năng tiêu

thụ (105 phiếu) Cách tiêu thụ Bán 23 21,90 Tự tiêu thụ 40 38,10 Bán và dùng 41 39,05 Không trả lời 1 0,95 Nơi tiêu thụ Người trong làng 83 79,05

Lái buôn (tại nhà)

13 12,38

Chợ 2 1,90

Khả năng tiêu thụ

Rất dễ bán 18 17,14 Dễ bán 79 75,24 Khó bán 3 2,86 Không trả lời 5 4,76

5 Hiệu quả kinh tế (166 phiếu)

Rất cao 5 3,01 Cao 42 25,30 Bình thường 93 56,02 Thấp 13 7,83 Rất thấp 1 0,60 Không trả lời 12 7,23

Mặt khác, theo thông tin từ người chăn nuôi, việc nuôi lợn Bản cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Những thuận lợi như chi phắ đầu tư thấp, tận dụng được nguồn lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình đã được người dân khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi nuôi lợn Bản là tăng trọng chậm, trọng lượng cơ thể chỉ đạt khoảng 44 kg sau 10,5 tháng nuôi (bảng 13). Ngoài ra, nguồn cung cấp con giống cho người chăn nuôi hiện nay cũng là một khó khăn lớn, đặc biệt khi ngành chăn nuôi nước ta đang trong xu thế nhập nội các giống lợn ngoại cho năng suất cao với thời gian nuôi ngắn. Đây cũng chắnh là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự suy giảm nguồn gen của lợn bản địa (Lê Viết Ly và cs, 2003). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện (2004) đã cho thấy những hộ chăn nuôi lợn bản địa thường là chăn nuôi nhỏ, có khả năng tận dụng lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình, sản phẩm tạo ra đa dạng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, nguồn con giống, nguồn cung cấp thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...

Kết quả điều tra ở (bảng 5.8) cho thấy có trên 55% ý kiến đánh giá hiệu quả kinh tế do lợn Bản đem lại ở mức bình thường, trong khi chỉ có 25,30% ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế của lợn này là cao. Nguyên nhân của vấn đề này

có thể do nền chăn nuôi của người dân chủ yếu là nhỏ, lẻ, chi phắ đầu tư thấp, bị hạn chế trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ... Do đó, người chăn nuôi chưa thể khai thác có hiệu quả giá trị của lợn Bản, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm sản xuất của các hộ chăn nuôi thường được gia đình tự tiêu thụ hoặc bán để lấy tiền chi tiêu. Theo kết quả ở bảng 13, đa số ý kiến cho rằng lợn Bản là dễ bán nên khả năng tiêu thụ cao (75,24% số người được hỏi trả lời). Trong đó, các hộ chăn nuôi thường tiêu thụ lợn theo 3 hình thức là tiêu thụ trong gia đình (38,10% ý kiến), bán (21,90% ý kiến) và vừa bán vừa dùng (39,05%). Mặc khác, lợn Bản được nuôi chủ yếu bởi người dân tộc Thái nên khả năng tiếp cận thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Chắnh vì vậy, thị trường tiêu thụ của lợn Bản chưa được mở rộng, chủ yếu là bán cho người trong bản làng với 83/105 ý kiến trả lời. Ngược lại, số người bán lợn Bản cho lái buôn từ nơi khác đến hoặc tiêu thụ lợn ở chợ chiếm tỉ lệ rất thấp, 12,38% ý kiến đối với lái buôn và 1,90% ý kiến tiêu thụ ở chợ.

5.2.6. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển lợn Bản ở Xã Tƣờng phù Bảng 5.9. Một số thông tin về thực trạng, lý do nuôi và ý kiến của ngƣời

chăn nuôi lợn Bản

TT Thông tin điều tra Số

phiếu

Tỉ lệ (%)

1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng hiện tại của lợn Bản trên địa bàn xã Tường Phù (61

phiếu) Rất ắt 12 19,67 Ít 30 49,18 Trung bình 9 14,75 Nhiều 3 4,92 Rất nhiều 1 1,64 Không trả lời 6 9,84 2 Lý do nuôi lợn Bản (166 phiếu) Dễ nuôi 67 40,36 Thờ cúng 60 36,14 Thịt ngon 32 19,28 Đầu tư thấp 26 15,66

Hiệu quả kinh tế 21 12,65 Tập quán 15 9,04 Ít bệnh 13 7,83 Phù hợp với điều kiện khắ hậu 12 7,23 Bảo tồn loài 2 1,20 Không trả lời 3 1,81

3 Ý kiến đề nghị của người chăn nuôi (105 phiếu) Cung cấp giống 35 33,33 Sự hỗ trợ của Nhà nước 35 33,33 Giữ giống 28 26,67 Nuôi tiếp 28 26,67

Tạo giống mới 3 2,86 Không trả lời 21 20

Mặc dù đa số người dân đều nhận xét lợn có tốc độ tăng trọng chậm và hiệu quả kinh tế mang lại không cao nhưng lợn Bản vẫn được chọn làm động vật nuôi chắnh ở các vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Sơn La với 9 lý do khác nhau (bảng 5.9). Có 2 lý do được đa số người dân trả lời là lợn Bản dễ nuôi (40,36% ý kiến) và dùng trong mục đắch thờ cúng tổ tiên (36,14% ý kiến). Cho đến nay ở nhiều vùng của tỉnh Sơn La, người dân thuộc các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chỉ nuôi và dùng lợn Bản có lông và da màu đen để cúng vào các dịp lễ, tết khi thực hiện nghi lễ tập quán văn hóa (Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, 2008). Trong khi đó, 7 lý do còn lại như khả năng thắch nghi cao, tắnh chống chịu bệnh tốt, thịt ngon, chi phắ đầu tư thấp, có hiệu quả kinh tế, bảo tồn loài và gắn liền với tập quán được người dân trả lời với tỉ lệ thấp hơn, dao động từ 1,20% đến 19,28%. Như vậy, việc quy hoạch vùng giống trong chăn nuôi lợn là hết sức cần thiết nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa đồng thời bảo tồn và phát huy được những tắnh trạng tốt của lợn Bản. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy số lượng lợn Bản thuần còn lại là ắt với 49,18% ý kiến và phân bố rải rác ở những vùng xa xôi hẻo lánh của các các bản như Bản Đông, Bùa Hạ, Bùa Thượng ... Đến nay, tìm được lợn Bản thuần là điều rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và công sức. Ở những

vùng giao thông tương đối thuận tiện, sự giao lưu mua bán khá phát triển, giống lợn Bản đã lai tạp với các giống lợn khác, đặc biệt là lợn Móng Cái được du nhập từ những vùng khác đến. Sự du nhập của một số lợn nội và lợn ngoại đã tạo ra thế hệ con lai với lợn nái Bản cho năng suất cao và thời gian nuôi ngắn. Chắnh ưu điểm này đã hấp dẫn người chăn nuôi và dẫn đến sự giảm nhanh số lượng Bản thuần.

Theo Sở Văn hóa Ờ Thông tin tỉnh Sơn La (2001), có 3 nguyên nhân dẫn đến sự giảm nhanh số lượng lợn Bản trên địa bàn tỉnh là (1) việc du nhập nguyên liệu di truyền mới (lợn ngoại và lợn lai được nuôi nhiều hơn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao), (2) nguy cơ suy thoái giống do giao phối cận huyết và (3) nhu cầu tiêu thụ thịt lợn Bản tăng nhanh. Điều này càng khẳng định sự cần thiết phải duy trì và bảo tồn số lượng lợn Bản trước nguy cơ suy thoái và mất hẳn. Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy tình trạng nguy kịch của một số lợn bản địa hiện nay. Lê Viết Ly và cs (1999) đã chỉ ra tình trạng báo động của lợn Ỉ và lợn Sóc do bị đồng huyết. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huy (2004), Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà (2005) về thực trạng lợn A-lắc và lợn Mẹo cũng cho kết quả tương tự. Số lượng lợn A-lắc trên địa bàn 2 huyện Nam Đông và A Lưới hiện còn rất ắt, chỉ khoảng 350 cá thể, trong khi lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên (Sơn La) đã giảm nhanh số lượng trong giai đoạn 2002- 2004. Do đó, từ các kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy ở các hộ chăn nuôi cần thiết phải có sự quan tâm, giúp đỡ cũng như các biện pháp chỉ đạo của chắnh quyền các cấp, của cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn trong công tác chăn nuôi (cung cấp giống), giữ gìn, bảo tồn và phát triển lợn Bản ở Sơn La (bảng 5.9).

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại xã tường phù, huyện phù yên, tỉnh sơn la nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh (Trang 38 - 44)