Giải pháp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 62)

Bằng đạt hiệu quả hơn

Qua những phân tích đánh giá và điều tra ở trên cho ta thấy công tác quản lý rác thải sinh hoạt của thành phố còn rất nhiều mặt hạn chế do rất nhiều các vấn đề gây ra và để cải thiện tình hình quản lý rác thải chúng tôi đề xuất một số giải pháp dựa vào những hạn chế của công tác quản lý. Những đề xuất được trình bày như sau.

- Hạn chế 1: Phân loại rác thải sinh hoạt

+ Giải pháp: Hiện nay công tác phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được tiến hành. Trong thời gian tới chính quyền, các cơ quan ban ngành của thành phố,

Nghiêm chỉnh đổ rác đúng nơi quy định, vận động mọi người cùng tham gia Thực hiện nghiêm túc đổ rác đúng nơi quy định Thực hiện khi có điểm đổ rác hợp lý Không quan tâm Vứt rác bất cứ chỗ nào cũng được khi thấy tiện T lệ ( % )

các phường cùng công ty đầu tư và phát triển môi trường cần tiến hành phân loại rác theo 2 loại là rác vô cơ và rác hữu cơ trên địa bàn các phường và tiến tới thực hiện công tác phân loại rác trên địa bàn toàn thành phố.

- Hạn chế 2: Tỷ lệ thu gom rác chưa đạt hiệu quả tốt nhất (85%)

+ Giải pháp: Cần triển khai nâng cao tỷ lệ thu gom đạt hiệu quả cao nhất, tăng cường thu gom rác tại các xã, rác thải tại các bờ sông, tăng cường đội ngũ thu gom và vệ sinh khu vực các chợ và các nơi vui chơi công cộng.

- Hạn chế 3: Thiếu nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý rác

+ Giải pháp: Công ty đầu tư và phát triển môi trường cần có kế hoạch tuyển nhân viên thu gom để đáp ứng được công tác thu gom rác thải trên địa bàn nhất là các xã cần có thêm các nhân viên xử lý và thu gom. Cần có các biện pháp đảm bảo sức khỏe, đảm bảo mức lương hợp lý cho nhân viên.

- Hạn chế 4: Trang thiết bị và nhân công

+ Giải pháp: Hiện nay trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý rác của công ty hầu như trong tình trạng quá tải thành phố cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị cũng như nhân công để phục vụ cho công tác thu gom được hiệu quả hơn.

- Hạn chế 5: Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao + Giải pháp: Cần có các kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định.

- Hạn chế 6: Xử lý rác thải

+ Giải pháp: Hiện nay chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp xử lý rác hợp lý của thành phố, công ty đầu tư và phát triển môi trường cần có các dự án quy hoạch và cải tạo chất lượng bãi chôn lấp rác Khuổi Kép để công tác xử lý rác được hiệu quả hơn.

* Giải pháp về chính sách

- Về phía tổ thu gom: Mở lớp tập huấn và cử cán bộ đi theo đào tạo về kỹ năng, kỹ thuật thu gom và vận chuyển rác thải.

Công nhân trực tiếp làm việc trong khâu thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH phải được xếp ở ngành lao động độc hại, từ đó có chế độ tiền lương phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp,

- Về phía chính quyền: UBND thành phố, phòng TNMT lập ra “Bản cam kết gia đình bảo đảm vệ sinh môi trường” phát đến từng hộ gia đình. Nội dung bản cam kết: Các thành viên trong gia đình đều phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật BVMT, qui định BVMT địa phương không vứt rác bừa bãi ra sông ngòi, ao hồ, đường phố... Trong gia đình phải có thùng rác, vứt rác đúng nơi và đúng giờ qui định, tham gia các phong trào BVMT do địa phương phát động.

- Về phía các tổ chức đoàn thể xã hội: Các đoàn thanh niên, tổ chức tình nguyện về môi trường ở thành phố phát động các phong trào như “Vì môi trường Xanh-Sạch-Đẹp”, “Thanh niên vì môi trường”, ... Từ các hoạt động tình nguyện thành lập lực lượng nòng cốt cho đội Thanh niên tình nguyện hoạt động tích cực trong công tác BVMT.

Triển khai xây dựng các tư liệu áp phích, quảng cáo, sách nhỏ, bản tin... nhằm vào các đối tượng khác nhau mang tính chất tuyên truyền giáo dục. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng thiếu nhi như học sinh tiểu học, học sinh mẫu giáo... vì đây là mầm non phát triển của xã hội, việc có ý thức ngay từ đầu là điều quan trọng trong công tác quản lý môi trường sau này.

* Giải pháp về đầu tư

- Tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho giai đoạn đầu tuyên truyền phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải vật tư cần thiết: dụng cụ, vi sinh vật, xe chở, nhà chế biến, tiền công cho công nhân môi trường.

* Giải pháp về quy hoạch

- Hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn chưa có bãi xử lý rác đạt tiêu chuẩn môi trường hợp vệ sinh. Xây dựng bãi chôn lấp, xử lý rác cho địa bàn thành phố Cao Bằng.

- Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý CTR từ đó định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải lông ghép với các nội dung về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của công tác quản lý CT và những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện.

* Giải pháp về công nghệ

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý RTSH để lựa chọn, mỗi công nghệ có đặc điểm riêng. Vấn đề lựa chọn công nghệ nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thành phần tính chất loại rác thải, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng. Do đó phải lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp với thực tế. Theo xu hướng phát triển kinh tế của thành phố trong thời gian tới cho thấy thành phần và tính chất nguồn RTSH sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều. Do sự gia tăng về khối lượng, thành phần, các chất hữu cơ và các chất vô cơ nên cần phải áp dụng các hình thức xử lý thích hợp.

- Đối với rác thải hữu cơ: Những thực phẩm thừa, lá cây, rau, củ, quả, phế

thải nông nghiệp... có thể áp dụng các biện pháp:

+ Ủ phân compost, sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình là giải pháp xử lý khả thi, giải pháp này đơn giản, dễ thực hiện đồng thời kinh phí đầu tư không lớn. Đặc biệt thích hợp cho những khu vực sản xuất nông nghiệp tận dụng được phế thải đồng ruộng, chăn nuôi tạo sản phẩm vừa phục vụ cho cuộc sống, cho sản xuất, lại vừa góp phần BVMT.

+ Xây dựng nhà máy xử lý RTSH làm phân vi sinh vật với quy mô toàn huyện.

- Đối với các loại rác vô cơ: Kim loại, giấy báo, chất dẻo,... nên thu hồi sử dụng để tái chế thành các sản phẩm mới. Biện pháp này vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường.

- Đối với rác thải không tái chế như: Gạch, ngói, đất, đá, thủy tinh...biện

pháp xử lý thích hợp nhất là chôn lấp.

Khuyến khích áp dụng phân loại rác tại nguồn theo phương thức 3R: phân loại và giảm thiểu

R (Reuse): Sử dụng lại, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho thu mua và tái chế, một phần thực phẩm dư thừa tận dụng vào chăn nuôi.

R (Reduce): Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống...

R (Recycle): Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy làm phân bón, sản xuất khí sinh học...

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình 4 tháng nghiên cứu tài liệu, học tập và điều tra khảo sát thực tế, đánh giá công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tôi đã thu được kết quả và rút ra một số kết luận sau:

1) Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt

- Trung bình một hộ gia đình trong một phường của thành phố với lượng rác thải trung bình là 3,5 kg/hộ/ngày. Một hộ gia đình trong một xã của thành phố với lượng rác thải trung bình là 1,6 kg/hộ/ngày.

- Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 61,78%. Đây là nguồn nguyên liệu sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các phường/xã trong

khu vực thành phố Cao Bằng năm 2012 thu gom là 28.560 m3/năm tăng

khoảng 7.000 m3 so với năm 2005. 2) Công tác thu gom rác thải sinh hoạt

- Việc thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay trên địa bàn thành phố do 2 tổ chức đảm nhiệm, đó là Công ty đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng chịu quản lý của UBND tỉnh và một số hợp tác xã Đề Thám chịu sự quản lý của UBND xã Đề Thám.

- Tổng khối lượng rác thu gom được khoảng 85% lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, khối lượng chất thải rắn còn lại chưa thu gom, người dân tự ý bỏ bừa bãi xuống các sông, suối và ven đường hoặc tự xử lý bằng cách phơi khô rồi đốt. Thời gian thu gom rác khoảng 1-2 lần / ngày tùy từng khu vực.

3) Về phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt: Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn sau đó được vận chuyển bằng xe chở rác hoặc bằng xe đẩy rác tùy thuộc vào điều kiện cửa từng khu vực tới bãi đổ rác.

- Việc xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp. 4) Đánh giá của người dân về công tác quản lý rác thải sinh hoạt của thành phố Cao Bằng

- Về công tác thu gom được người dân đánh giá cao chủ yếu là tốt và trên tốt chiếm 92%. Có rất nhiều lý do người dân đánh giá cao về công tác thu gom nhưng trong đó phải nói đến tần suất và thời gian thu gom hợp lý.

- Tình trạng phát sinh rác thải ở các nơi công cộng đánh giá không cao có tới 65% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và yếu do ý thức thực hiện vệ sinh môi trường của một số người dân vẫn chưa cao.

Nhìn chung, công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng còn có những hạn chế sau:

- Chưa được đầu tư công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Chưa hoàn thiện cơ chế chủ trương, chính sách, cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ môi trường nói chung, hoạt động quản lý CTR nói riêng cụ thể là các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR và quản lý, khai thác bãi rác

- Đơn vị thu gom rác thải và xử lý còn mang tính độc quyền, không có sự cạnh tranh.

5.2. Đề nghị

Qua việc thu thập thông tin, tìm hiểu, đánh giá việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Cao Bằng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tăng cường tổ chức năng lực quản lý chất thải cho UBND các cấp. Tổ chức các buổi tham gia, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường…

- Cần có những văn bản quy định cụ thể vai trò, trách nghiệm của các xã, phường trong vấn đề quản lý chất thải

- Cần hỗ trợ về trang thiết bị và ban hành các quy chế, chức năng hoạt động cho lưc lượng làm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

- Phân loại rác tại nguồn cần được chú trọng.

- Sớm xây dựng khu xử lý chất thải hợp vệ sinh để giải quyết nhu cầu xử lý một lượng rác thải đang ngày càng gia tăng.

- Kiên quyết xử lý các vi phạm về Luật Bảo vệ Môi trường cũng như các quy định về vệ sinh môi trường

- Khuyến khích những quy trình sản xuất mới sạch hơn tăng cường các hoạt động tái chế chất thải, thay đổi thói quen trong tiêu dùng, giảm thiểu việc thải chất thải ra môi trường.

- Khuyến khích sử dụng những vật dụng sinh hoạt thông thường, ít sử dụng những vật nguy hại đến sức khỏe con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011.

2. Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao

Bằng, Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cao Bằng năm 2012.

3. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB

Thống kê.

4. Huỳnh Tuyết Hằng (2005), Báo cáo hiện trạng chất thải rắn đô thị.

5. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam - Môi

trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Hương (2003), Giáo trình kinh tế chất thải, NXB Giáo dục.

7. JICA (3/2011), Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam.

8. Lê Văn Nhương (2001), Báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải

nông sản chủ yếu (lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ vi sinh vật, Đại học bách khoa Hà Nội.

9. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng - Quản lý chất thải rắn, tập chất thải

rắn đô thị - NXB Xây Dựng - 2001.

10. Hoàng Quang (2010), Quản lý chất thải và tái chế trong khu vực châu á - IGES, tạp chí môi trường và cuộc sống năm 2009.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật bảo vệ môi trường Việt

Nam 2005.

12. Nguyễn Văn Thái (2005), Tăng cường quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ xây dựng.

13. URENCO (2011), Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn thường niên.

14. Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng (2012), Báo cáo công tác bảo vệ

môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

15. Eldon D. Enger, Bradly F. Smith - EnvioromentalScience.

III. TÀI LIỆU TỪ INTERNET

16. http://www.caobang.gov.vn 17. http://www.ebook.edu.vn.

PHỤ LỤC

Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng

PHIẾU ĐIỀU TRA Về công tác quản lý rác thải sinh hoạt

I. Thông tin về người được phỏng vấn

- Họ và tên:……….Tuổi………..Giới tính………… - Số nhân khẩu:………... - Chỗ ở hiện nay:……….. - Trình độ văn hóa:……….. - Nghề nghiệp: a. Buôn bán, dịch vụ b. Công chức

c. Học sinh, sinh viên d. Khác………..

II. Nội dung

Câu 1: Rác thải sinh hoạt của gia đình có được thu gom không?

a. Có b. Không

Câu 2: Tần suất thu gom rác của công ty?

a. 2 lần/ngày b. 1 lần/ ngày

c. 1 lần/ 2 ngày

Câu 3: Ý thức về phân loại rác thải sinh hoạt của người dân

Chỉ tiêu Lý do

a. Bác (anh, chị) có giữ lại phần tái chế (kim loại, nhựa, chai lọ, …) trong rác thải không?

a. Có

b. Không thường xuyên c. Không

b. Bác (anh, chị) có đồng ý tham gia công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình khi có yêu cầu của công ty thu gom không?

a. Có

b. Không thường xuyên

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w