0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG (Trang 51 -59 )

bàn thành phố Cao Bằng

4.3.1. Hệ thống tổ chức và nhân lực

Hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt của thành phố Cao Bằng hiện nay do 2 đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đó là công ty đầu tư và phát triển môi trường và UBND thành phố Cao Bằng chịu trách nhiệm quản lý (Hình 4.5). Tuy nhiên, công ty đầu tư và phát triển môi trường chịu trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt của hầu hết các phường/xã trừ phường Đề Thám và xã Chu Trinh. Với hình thức quản lý rác từ trên xuống nên hiện nay công tác quản lý rác trên địa bàn thành phố diễn ra rất tốt nhờ công tác quản lý chặt chẽ và công tác thu gom rác hiệu quả của 2 đơn vị phụ trách là công ty đầu tư và phát triển môi trường và các hợp tác xã môi trường trực thuộc các phường, xã.

Hình 4.5. Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt thành phố Cao Bằng

Công ty đầu tư và phát triển môi trường có tổng cộng 238 công nhân, trong đó 200 công nhân quét dọn, 30 công nhân vận chuyển và 8 công nhân xử lý rác thải sinh hoạt (Bảng 4.5). Với nguồn nhân lực tuy còn hạn chế nhưng công ty đầu tư và phát triển môi trường phần nào đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Cùng với sự góp

UBND tỉnh Cao Bằng

UBND thành phố Công ty đầu tư

và phát triển môi trường Hộ gia đình, cơ quan trường học Hợp tác xã môi trường

sức của hợp tác xã môi trường 2 đơn vị này đã giảm thiểu đáng kể lượng rác thải phát sinh trên địa bàn, công tác thu gom diễn ra khá tốt, tuy nhiên, vẫn cần có kế hoạch tăng thêm nguồn nhân lực để công tác thu gom đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới.

Bảng 4.5. Nguồn nhân lực của công ty đầu tư và phát triển môi trường

STT Nhân lực Số lượng (lao động)

1 Công nhân quét dọn 200

2 Công nhân vận chuyển 30

3 Công nhân đội xử lý 8

4.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng

Chất thải rắn hiện nay không được phân loại tại nguồn mà được thu

gom lẫn lộn về bãi rác tập trung. Việc phân loại chất thải rắn rất khó khăn, chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất và nhận thức của các hộ gia đình về tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn chưa đầy đủ.

Trong những năm gần đây mặc dù đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở

vật chất để thu gom rác nhưng việc thu gom rác trên địa bàn thành phố vẫn chưa được triệt để, đặc biệt là rác thải tại các bờ sông. Rác tại các địa điểm này chủ yếu được thu gom bằng những hoạt động như: hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường… Quy mô thu gom chất thải rắn chủ yếu là hộ gia đình tại các khu đô thị, bệnh viện, trường học, các cơ quan nhà nước.

4.3.2.1. Tần suất và thời gian thu gom

Với số lượng nhân lực còn khá ít ỏi nhưng nhìn chung công ty đầu tư và phát triển môi trường đã phần nào giải quyết được lượng rác thải phát sinh của thành phố Cao Bằng, các khu vực trong địa bàn với tổng khối lượng thu gom được khoảng 85% khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố. Dựa vào Bảng 4.6 chúng ta cũng thấy rằng thời gian thu gom và tần suất thu gom được sắp xếp hợp lý để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, vì dân cư tập trung đông hơn ở khu vực các phường nên số công nhân quét

dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý cao hơn so với các xã. Rác thải sinh hoạt ở các cơ sở y tế và khu công nghiệp chỉ được thu gom 1 lần/ngày (Bảng 4.5).

Bảng 4.6. Tần suất và thời gian thu gom của đội vệ sinh Địa điểm thu gom Tần suất (lần/ngày)

Thời gian Nhân lực

Các phường 2 Sáng từ trước 6 giờ Chiều bắt đầu từ 15 giờ

100 công nhân quét và thu gom, 15 công nhân vận chuyển và 4 công nhân xử lý

Các xã 2 Sáng từ trước 6

giờ

Chiều bắt đầu từ 15 giờ

50 công nhân quét và thu gom, 10 công nhân vận chuyển và 2 công nhân xử lý Các cơ

sở y tế

1 Từ 16h đến 19h 25 công nhân quét và thu

gom, 3 công nhân vận chuyển và 1 công nhân xử lý Các khu

công nghiệp

1 Từ 16h đến 19h 25 công nhân quét và thu

gom, 2 công nhân vận chuyển và 1 công nhân xử lý

(Nguồn: phòng kế hoạch công ty đầu tư và phát triển môi trường, 2012) * Tại khu vực các phường

- Theo số liệu của công ty đầu tư và phát triển môi trường tỉnh Cao

Bằng, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các phường trong khu vực thành phố Cao Bằng thu gom là 37,62 tấn/ngày.

- Kinh phí thu gom rác thải cho mỗi hộ gia đình do công ty đầu tư và phát triển môi trường trực tiếp thu của người dân là 3000 đồng/người/tháng.

* Tại khu vực các xã

- Công tác thu gom tại các khu vực này gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cơ chế, thiếu kinh phí, địa hình phức tạp..hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của việc thu gom.

* Tại các khu công nghiệp

- Rác thải được thu gom một cách triệt để sau đó được các đơn vị thu gom rác thải đem đi xử lý.

- Kinh phí cho việc thu gom rác thải của các công ty, doanh nghiệp dao động từ 200.000 - 500.000 đồng/tháng/công ty.

* Tại các cơ sở y tế

- Dụng cụ thu gom rác thải được các bệnh viện trang bị chủ yếu là các thùng rác, thùng thu gom rác công cộng, sọt rác, chổi quét, xe thu gom,…

- Rác thải trong bệnh viện chủ yếu gồm chất thải thông thường (chất thải sinh hoạt và chất thải y tế có thể tái chế.

- Đối với chất thải sinh hoạt, bệnh viện đã ký hợp đồng với công ty đầu tư và phát triển môi trường tỉnh Cao Bằng theo nghị định 1636/QĐ/UBND ngày 8.9.2008 của UBND tỉnh Cao Bằng về hướng dẫn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Lệ phí thu gom chất thải sinh hoạt dao động từ 30.000 đồng/tháng trở lên tùy theo lượng rác có tại cơ sở y tế đó.

4.3.2.2 Phương tiện thu gom

Toàn thành phố có 200 xe kéo rác (xe goòng) (Hình 4. 6) và 5 xe ép rác chuyên dụng (Hình 4.7) (Bảng 4.6). Vì số lượng các phương tiện thu gom còn hạn chế nên lượng rác thải của các phương tiện trên hầu như đều trong tình trạng quá tải, rác thải vẫn còn bị rơi ra ngoài trong lúc vận chuyển đến các bãi tập kết và các bãi xử lý rác. Trong thời gian tới công ty đầu tư và phát triển môi trường đang có các kế hoạch bổ xung thêm trang thiết bị và phương tiện thu gom nhằm đáp ứng được nhu cầu thu gom rác của thành phố Cao Bằng.

Bảng 4.7: Số lượng phương tiện thu gom rác của thành phố Cao Bằng STT Loại phương tiện thu gom Số lượng xe Tải trọng (tấn/xe)

1 Xe ép chuyên dụng 5 xe Từ 2,5 - 7 tấn

2 Xe goòng 200 xe

Hình 4.6: Rác thải sinh hoạt luôn quá tải trên các xe thu gom

Hình 4.7. Xe ép rác loại 5 tấn của công ty đầu tư và phát triển môi trường

4.3.2.3. Hình thức thu gom

Hình thức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng được tóm tắt ở Hình 4.8. Nhìn chung, các công đoạn thu gom, vận chuyển được tiến hành như sau:

+ Thu gom sơ cấp: Xe đẩy tay đi thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư, cơ quan, khu công nghiệp,… và sau đó đến các điểm tập trung. Hiện có tất cả 200 xe đẩy tay (xe goòng) được đưa đến các điểm hẹn trên địa bàn

thành phố để tập trung rác tại 3 điểm tập kết rác: chân cầu Bằng Giang, cổng phụ sân vận động, đằng sau chợ mới (Hình 4.9).

+ Các phương tiện chuyên chở, vận chuyển rác thải đô thị: Bao gồm các phương tiện chuyên dùng cho việc vận chuyển rác từ các điểm tập kết đến bãi chôn lấp. Các loại phương tiện này chủ yếu là các xe ép rác từ 2,5 - 7 tấn của Công ty đầu tư và phát triển môi trường. Hiện có tất cả 5 xe ép rác trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

Hình 4.8. Hình thức thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố Cao Bằng

Hình 4.9. Nơi tập kết rác để chuyển rác lên xe ép rác

Rác sinh hoạt thải từ các hộ gia đình, các cơ quan trường học… Thu gom bằng xe đẩy tay (xe goòng) Đến các điểm tập kết điểm hẹn Chuyển rác từ các xe đẩy tay lên các xe ép rác lớn, nhỏ Các xe ép rác vận chuyển rác đến bãi chôn lấp

4.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng

4.3.3.1. Hình thức xử lý

Hiện nay tại thành phố Cao Bằng hầu hết rác thải tại các điểm thu gom và các hộ gia đình đều chưa được phân loại rõ ràng, điều này gây khó khăn trong công tác xử lý rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của người dân gần khu xử lý rác.

Việc xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Một phần rác sinh hoạt được phun hóa chất đem phơi khô rồi đốt gây hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí, số còn lại được phun hóa chất rồi đem chôn lấp

4.3.3.2. Hiện trạng xử lý tại các phường

Chất thải rắn sinh hoạt của khu vực này phát sinh trong các hộ gia đình, đường phố, chợ, khách sạn, nhà hàng… được Công ty đầu tư và phát triển Môi trường thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, do tình trạng xử lý rác không được triệt để, việc chôn lấp và đốt rác không đúng với quy định của nhà nước, gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư khiến người dân có ý kiến với các cơ quan có chức năng về việc này.

Tại khu vực dân cư sống xung quanh bãi chôn lấp rác người dân vẫn phàn nàn về việc rác thải bốc mùi khó chịu khiến người dân nơi đây rất bức xúc

Với người dân khu vực các phường hiện nay hầu như đã đổ rác đúng nơi quy định nên việc thu gom rác hàng ngày đối với nhân viên vệ sinh không khó khăn lắm, chỉ một số ít gia đình còn có hiện tượng đốt rác và đổ rác không đúng nơi quy định.

4.3.3.3. Hiện trạng xử lý tại các xã

Đối với các hộ gia đình khu vực các xã thì với địa hình khó khăn nên hiện nay hầu như có rất ít đội ngũ thu gom rác, những khu vực có đội ngũ thu gom thì sẽ được thu gom và đổ rác tại một điểm trong xã đó và chôn lấp hoặc đốt rác thải. Tuy nhiên, việc đốt rác hay chôn lấp đều thực hiện một cách đơn giản, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đối với nơi chưa có đội thu gom rác thải thì người dân tự chôn lấp, đốt rác ngay trong phần đất gia đình họ. Tuy nhiên, ở nông thôn các loại rau cỏ thức ăn thừa đều được tận dụng cho chăn nuôi, làm phân bón nên đã giảm được một lượng rác thải ra môi trường.

Nhìn chung công tác xử lý rác thải tại khu vực này chưa được quan tâm đúng mức. Các bãi chứa của người dân tự tạo nên đều là các khu vực đất trống không có sự quy hoạch nên không được xử lý gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG (Trang 51 -59 )

×