4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác… được thể hiện qua Hình 4.2.
Hình 4.2. Sơ đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng
Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn rất khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của nguồn thải (Hình 4.3). Qua số liệu của hình này cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh với tỷ lệ lớn nhất thuộc khu dân cư (chiếm 56%). Chợ, cơ quan và trường học là nơi phát sinh rác thải sinh hoạt lớn thứ hai chiếm từ 12%-15%. Bệnh viện, khu vui chơi giải trí, giao thông vận tải và xây dựng phát sinh rác thải sinh hoạt với số lượng không đáng kể (3%-5%).
Hình 4.3. Tỷ lệ phát thải rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh tại thành phố Cao Bằng
(Nguồn: Phỏng vấn cán bộ của công ty đầu tư và phát triển môi trường)
Nhà dân, khu dân Khu vui chơi, giải trí CTSH Doanh nghiệp Giao thông và xây dựng Bệnh viện, cơ sở y tế Chợ Cơ quan, trường học
4.2.2. Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng
4.2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt
Bảng 4.3. Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Cao Bằng năm 2012
Thành phần Đặc tính của rác thải Tỷ lệ (%)
Chất hữu cơ dễ phân hủy
Thức ăn thừa, các cọng rau, vỏ quả, lá cây,
bã chè, vở măng, lõi ngô, hoa héo… 61,78
Cao su, nhựa, nylon Túi đã qua sử dụng, các loại lốp xe
hỏng… 12,05
Giấy các loại Giấy nháp, giấy thừa bỏ đi tại các cơ quan
trường học… 10,40
Thủy tinh Các loại chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng,
kính vỡ, bóng đèn hỏng… 1,80
Gỗ Mùn cưa từ các gia đình làm nghề mộc 2,34
Kim loại Sắt, nhôm, chì … 4,60
Xỉ than Than đã được sử dụng còn lại xỉ 3,46
Các chất khác Ắc quy hỏng, cầu chỉ hỏng … 3,57
(Nguồn: Điều tra thực địa 2012)
Qua điều tra thực địa (bằng cách lấy mẫu rác thải sinh hoạt tại 3 phường Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng thuộc thành phố Cao Bằng, mỗi điểm lấy 1kg rác thải) sau khi phân tích số mẫu lấy được bằng cách phân loại các chất và cân tỷ lệ khối lượng từng loại chất thải cho thấy thành phần rác thải qua mỗi điểm lấy mẫu có sai khác. Tỷ lệ trung bình thành phần rác thải sinh hoạt được tổng hợp ở Bảng 4.3. Qua đây cho thấy chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất (61,78%), tiếp đến là nilon, nhựa (12,05%) và giấy các loại (10,4%) các chất khác chỉ chiếm 1,8% đến 4,6%.
Tại khu vực các phường trên địa bàn thành phố:
Khu vực này là nơi tập trung dân cư tương đối cao cộng với sự đa dạng của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nơi tập trung các khu chợ lớn nhỏ, các dịch vụ phát triển… Người dân đô thị có mức sống cao hơn khu vực nông thôn, họ tham gia chủ yếu vào các hoạt động buôn bán kinh doanh.
Nguồn phát sinh chất thải của khu vực này chủ yếu là từ các hộ gia đình, tập thể, từ các hoạt động thương mại, các cơ quan, tổ chức…
- Rác thải từ các hộ gia đình, chung cư, tập thể phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như vỏ hoa quả, cơm rau, thực phẩm thừa. Ngoài ra, còn có các loại rác thải như bìa các tông, vải vụn, da, cai lọ thủy tinh, gỗ vụn, kim loại, tro, lá cây, các chất thải đặc biệt như đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện ác quy hỏng… Tuy nhiên, các loại rác thải đặc biệt này chiếm một lượng rất nhỏ và chúng không phát sinh thường xuyên.
- Rác thải từ hoạt động thương mại bao gồm: giấy các tông, nhựa, gỗ, thức ăn thừa, thủy tinh phát sinh từ các chợ có thành phần rất phức tạp và không được thu gom thường xuyên nên gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống xung quanh khu, chai lọ, kim loại, các loại rác đặc biệt (dầu, mỡ, lốp xe…), ngoài ra có thể còn có các chất thải độc hại (pin, hóa chất, ắc quy…). Nguồn phát sinh chất thải thương mại chủ yếu từ các chợ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn với thành phần chủ yếu từ các chợ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, chai lọ, giấy các loại. Riêng chất thải khu vực chợ ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh.
Tùy theo sự phát triển của đô thị mà lượng rác thải phát sinh khác nhau và thành phần rác cũng khác nhau phụ thuộc vào mức sống của người dân từng khu vực. Tại những khu vực có dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển hơn thì lượng rác được tạo ra nhiều hơn và thành phần đa dạng hơn.
Theo điều tra thực tế trung bình một hộ gia đình trong một phường của thành phố có 4 người với lượng rác thải trung bình là 3,5 kg/hộ/ngày
Tương đương với lượng rác thải:
3,5 kg/hộ/ngày/4 người = 0.875 kg/người/ngày.
Tại khu vực các xã trên địa bàn thành phố:
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ (lá cây, rau cỏ,...), các loại giấy, nilon, thủy tinh có với lượng nhỏ.
Các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp: Rơm rạ, phân gia súc, túi, bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây... Các loại phân gia súc, gia cầm đã được ủ làm phân bón, tuy nhiên phân gia súc, gia cầm thả dông hầu như chưa được thu gom làm ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt, rơm rạ được người dân tận dụng cho việc đun nấu trong gia đình, các loại túi, bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không được người nông dân thu gom lại, chúng được thải bỏ trực tiếp xuống các mương máng, đồng ruộng làm ô nhiễm nguồn nước, đất cũng như môi trường không khí.
Theo điều tra thực địa trung bình một hộ gia đình trong một xã của
thành phố có 4 người với lượng rác thải trung bình là 1,6kg/hộ/ngày.
Tương đương với lượng rác thải:
1,6kg/hộ/ngày/4người = 0,4kg/người/ngày.
4.2.2.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt
Lượng rác thải sinh hoạt của thành phố có xu hướng gia tăng hàng năm (Hình 4.4).
Hình 4.4. Lượng rác thải sinh hoạt thu gom hàng năm tại thành phố Cao Bằng (m3/năm)
(Nguồn:Phòng kế hoạch công ty đầu tư và phát triển môi trường năm 2012)
Năm 2005, lượng rác thải của thành phố chỉ là 20.895 m3/năm nhưng
đến năm 2012 đã tăng lên thành 28.560 (tăng khoảng 7.000 m3 so với năm
số và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn lực cũng như hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt (phương tiện, công nghệ thu gom và xử lý rác thải) trên địa bàn thành phố cần được nâng cao nhằm đáp ứng với lượng rác thải sinh hoạt gia tăng hàng năm.
Bảng 4.4. Lượng rác thải sinh hoạt ở các phường/xã của thành phố Cao Bằng năm 2012
STT Phường/Xã Số hộ Khối lượng rác thải sinh hoạt (m3/ngày) Tỷ lệ (%) Các phường 1 Hợp giang 1.647 15,60 18,02 2 Sông Hiến 1.500 12,86 14,86 3 Sông Bằng 1.688 14 16,18 4 Tân Giang 1.426 11,15 12,88 5 Ngọc Xuân 1.170 9 10,40 6 Duyệt Trung 390 3,60 4,16 7 Hòa Chung 560 6 6,92 Các xã 8 Vĩnh Quang 540 5,70 6,58 9 Hưng Đạo 840 8,60 10,00
Lưu ý: Do Phường Đề Thám và xã Chu Trinh công ty đầu tư và phát triển môi trường không chịu trách nhiệm thu gom và xử lý nên không có số liệu cụ thể.
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty đầu tư và phát triển môi trường 2012)
Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt của các phường/xã cũng rất khác nhau phụ thuộc vào mật độ dân cư và đặc tính kinh tế - xã hội của từng nơi (Bảng 4.4). Nhìn chung, các đơn vị thuộc khu vực các phường có tỷ lệ phát thải cao hơn so với các xã. Mức độ phát thải của mỗi phường chiếm từ 10,4% (phường Ngọc Xuân) đến 18,02% (phường Hợp Giang), trong khi đó các xã chỉ chiếm từ 6,58% (Vĩnh Quang) đến 10% (Hưng Đạo). Như vậy, các phường trong
khu vực cần được tập trung đầu tư nguồn lực và trang thiết bị nhiều hơn trong việc quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt là đối với phường Hợp Giang.