Hậu quả của việc chảy máu chất xám ảnh hưởng mạnh đến xã hội-kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu chảy máu chất xám trong xã hội doanh nghiệp trường học (Trang 32 - 36)

về nước cũng không trở lại đơn vị gửi mình đi học. Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước.

Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám ở nước ta đang thực sự đáng báo động, khi mà một lượng lớn những nhân tài, những người được cử đi đào tạo nước ngoại không quay trở về phục vụ đất nước, họ sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng với các cơ quan cử đi trước đó. Còn đối với những người trở về, những người có năng lực, trình độ ở trong nước thì cũng sẵn sáng dời bỏ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước để làm cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với cơ chế kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo như hiện nay, những người tài đều từ chối không muốn làm trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước như vậy, thì trong một tương lai không xa, liệu khối kinh tế Nhà nước có thể làm tròn vai trò chủ đạo hay không và các cơ quan Nhà nước có thể làm tốt vai trò quản lý, điều hành của mình hay không?

4. Hậu quả của việc chảy máu chất xám ảnh hưởng mạnh đến xã hội-kinh tếViệt Nam: Việt Nam:

+Về mặt tích cực :

Trước hết, phải coi rằng đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, của việc gia nhập WTO, việc “chảy máu chất xám” cũng có mặt tích cực của nó vì dù người lao động có đi đâu thì sức lao động, “chất xám” ấy vẫn được biến thành vật chất hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất hẳn.

Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vố lớn để đầu tư và chi dùng. Đồng thời, họ cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và người bản xứ, là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.

Trong khoảng 3 năm gần đây, lượng kiều hối về nước liên tục tăng. Nếu như năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD, năm 2012 là 11 tỷ USD, năm 2013 là 12 tỷ USD

Nếu Nhà nước, doanh nghiệp có chính sách cho đi học ở nước ngoài, xuất khẩu lao động và sau đó đãi ngộ nhân tài thì sẽ hướng “dòng chảy chất xám” chảy ngược về trong nước. Chúng ta có nguồn nhân lực học tập ở nước ngoài, làm việc ở nước tiên tiến, phát triển. Khi tích luỹ được kinh nghiệm, trí thức họ sẽ trở về nước làm việc. Đây là mặt tích cực của “chảy máu chất xám” mà chúng ta có thể học tập ở Philippin, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc.

Giá trị được tạo ra của doanh nghiệp sẽ lớn hơn khi người tài có môi trường phát triển tốt hơn, kéo theo giá trị chung của nền kinh tế sẽ tăng lên. Hiện tượng này buộc những doanh nghiệp phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, môi trường làm việc theo hướng tích cực hơn để giữ chân và thu hút nhân tài. Đảm bảo công bằng cho xã hội khi có sự đánh giá đúng năng lực của con người trong công việc. Hay “đánh giá theo khả năng, không đánh giá theo thâm niên”.

Đây là một hiện tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ biến và thực ra là một điều kiện không thể thiếu của sự phát triển lành mạnh. Cuộc cạnh tranh vì tài năng đã đưa đến rất nhiều lợi nhuận, từ việc thúc đẩy

năng suất lao động đến việc tăng thêm các cơ hội, từ việc đẩy mạnh sự thoả đáng nghề nghiệp đến việc tăng thêm những tiến bộ khoa học. Càng nhiều nước và công ty cạnh tranh giành tài năng, càng có nhiều cơ hội để các nhân tài xuất hiện từ bóng tối. Nó làm cho nền tri thức nhân loại cân bằng hơn, và nền kinh tế thế giới phát triển đồng bộ hơn: nước lên sẽ đưa thuyền lên theo.

+Về mặt tiêu cực

Mặc dù vấn đề chuyển dịch chất xám có những mặt tích cực đến đất nước ta nhưng nếu như bị “chảy máu” quá nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới “sức khỏe” của một quốc gia. Và thực tế, chảy máu chất xám ở nước ta đã bộc lộ những mặt tiêu cực không nhỏ.

Khi người tài bỏ xứ ra đi, đất nước đã mất một nguồn vốn nhân lực rường cột cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như: tài chính, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế (infrastructure). Với lượng chất xám không “chảy về” Việt Nam như hiện nay thì chúng ta đã,đang và sẽ còn thiếu những người tài thực sự trong việc quản lý, điều hành và phát triển đất nước. Chúng ta đưa ra mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng đến bây giờ thì mọi việc dường như là không thể, một phần là bởi chúng ta đang thất thoát đi một lượng lớn nguồn lực có trình độ cao.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: Với các phương thức quản lý nhân sự lạc hậu như hiện nay, với mức lương thấp vào môi trường làm việc không thuận lợi rất nhiều nhân tài đã bỏ đi. Việc này đã gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp khi vừa mất đi những người có kinh nghiệm, năng lực, vừa tốn chi phí, thời gian đào tạo lại, nhất là trong thời buổi hội nhập, có thể nói một "cuộc chiến" giành giật nhân tài đang diễn ra, bởi sở hữu nhân tài tốt sẽ có những sáng tạo trong tương lai.

Nếu với tình trạng nhân tài một đi không trở lại như vậy, các doanh nghiệp nước ta có thể sẽ thất bại ngay tại sân nhà.

Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Phú Thái, nguồn nhân lực đang là mối quan tâm và sự đau đầu lớn của tất cả các doanh nghiệp. Chính vì không có nguồn nhân lực tốt nên Việt Nam không có được các tập đoàn lớn. “Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của ta hiện nay không cao, trong khi nhân lực giỏi thường hướng đến các tập đoàn đa quốc gia và làm việc tại nước ngoài. Hiện phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tất cả đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những nhân lực có chất lượng”, ông Đoàn nhận xét. Bà Vũ Mỹ Lan, Chủ tịch Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo VinAcademy, cho biết, nhiều doanh nghiệp trải lòng rằng rủi ro lớn nhất với họ hiện nay là thiếu nguồn nhân lực có trình độ để thực hiện các kế hoạch phát triển trong tương lai, nhất là những nhân sự cấp cao, tìm "đỏ mắt" không ra.

Một khảo sát mới đây tại TP. HCM cho thấy, tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ cao đứng đầu là trong ngành công nghiệp, có tới 67% doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho rằng họ không được đáp ứng nhu cầu về cán bộ quản lý. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, với 51% số doanh nghiệp được hỏi cho biết thiếu cán bộ quản lý có chất lượng. Các doanh nghiệp cũng thông báo họ phải đào tạo lại hầu hết mọi lao động khi nhận vào làm việc ở mọi cấp bậc, từ công nhân kỹ thuật đến các cử nhân, thạc sỹ,... do chất lượng đào tạo yếu kém. Nhân sự đã thiếu hụt, phải đào tạo lại, nhưng không ít người trong số đó, sau một thời gian làm việc tích lũy được kinh nghiệm, có kỹ năng lại bỏ doanh nghiệp ra đi. Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh kể rằng, 3 năm qua họ mất đi 3 nhân sự cao cấp là các trưởng phòng, nắm giữ vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Một người chuyển ra nước ngoài làm việc, còn 2 người chuyển sang làm cho công ty FDI với thu nhập cao hơn.

Tóm lại, hậu quả tiêu cực của “chảy máu chất xám” là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả quốc gia, khiến các chúng ta không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà phát triển của thế giới, có nguy cơ sẽ bị tụt hậu về phía sau.

Một phần của tài liệu chảy máu chất xám trong xã hội doanh nghiệp trường học (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w