2. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này :
3.2 Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
Hiện nay, trong các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng dịch chuyển nhân công từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tới trên 51% lao động là chuyển dịch từ khu vực Nhà nước qua. Khu vực kinh tế tư nhân tuy có mức thu nhập bình quân lao động thấp hơn khu vực kinh tế Nhà nước, nhưng có mức thu nhập bình quân của loại lao động lãnh đạo, lao động có trình độ tay nghề hay lao động chất xám lại cao hơn ( hệ số thu nhập của loại này có cách biệt đáng kể so với mức thu nhập bình quân của toàn khu vực). Do đó, luồng chuyển nhân công từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân lại chủ yếu là lao động có tay nghề và trình độ cao. Điều này
thực sự đáng lo ngại bởi nếu cứ tiếp tục chuyển dịch như vậy thì khu vực Nhà nước sẽ lấy đâu ra những người có năng lực để quản lý, điều hành.
Đối với khu vực kinh tế Nhà nước, sự thuyên chuyển chủ yếu là diễn ra trong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước như từ doanh nghiệp Nhà nước khác chuyển qua trên 26%, từ các đơn vị quản lý Nhà nước chuyển qua gần 4%. Các ngành nghề có tỷ lệ lao động cao về thay đổi công việc nhiều lần ( lớn hơn hoặc bắng 2 lần với tỷ lệ từ 15% đến 20% lao động) là ngành dịch vụ, thương nghiệp và ngành xây dựng. Loại công việc thuyên chuyển nhiều nhất là công việc kinh doanh văn phòng và công nhân kỹ thuật bậc cao với tỷ lệ trên 57%. Tỷ lệ lao động đang có nguyện vọng chuyển đến nơi khác là 6,5%, trong đó ngành cao nhất là thương nghiệp với 9,48%, khu vực kinh tế cao nhất là khu vực kinh tế tư nhân 7,05%, loại lao đọng cao nhất là chuyên gia kỹ thuật 9,38% và quản lý Nhà nước 9,09%.
Khi hỏi về loại doanh nghiệp thuận lợi nhất cho việc thăng tiến thì tỷ lệ trả lời cao nhất dành cho doanh nghiệp Nhà nước là 30,5%, loại doanh nghiệp tốt nhất để tăng thu nhập là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ trả lời cao nhất là 51,75%, loại doanh nghiệp tốt nhất để đảm bảo công việc tỷ lệ trả lời cao nhất dành cho cơ quan Nhà nước 47,5%, kế đến là doanh nghiệp Nhà nước 39%. Tóm lại, trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp thuận lợi nhất cho việc thăng tiến và đảm bảo công việc là doanh nghiệp Nhà nước, còn doanh nghiệp tốt nhất để tăng thu nhập là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng thăng tiến, người thì đông còn vị trí chỉ có một, để lên chức thì luôn có những vấn đề nảy sinh đằng sau. Chính điều này cộng với lương thấp đã làm cho những người tài không có động lực để ở lại làm việc và họ sẵn sàng đi sang những nơi có môi trường thuận lợi để làm việc với mức thu nhập cao như các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, việc xây dựng cơ chế tiến cử, trọng dụng người tài trong các cơ quan, ban ngành vẫn chưa được xem trọng, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực, nhân tài. Tình trạng “chảy máu chất xám” đã xảy ra ở các cơ quan Nhà nước, khi các công ty liên doanh, nước ngoài thu hút đội ngũ chuyên viên, trưởng, phó phòng ở các sở, ngành. Không những thế, các công ty ấy còn có những chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ mà chúng ta vừa đào tạo.
Một ví dụ điển hình về tình trạng chảy máu chất xám trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước đó là trường hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2008.Trong khi hầu hết các dự báo đều khẳng định lạm phát trong năm 2008 sẽ tiếp tục có nguy cơ tăng cao, thì ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế lạm phát, hàng trăm cán bộ, công chức có năng lực, trình độ và tâm huyết lần lượt nộp đơn xin thôi việc. Trong số đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng. Sáng 26/12/2007, vụ trưởng đầu tiên của NHNN nộp đơn xin thôi việc vì lý do riêng và để tìm công việc phù hợp hơn. Đó là ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tuy nhiên, ông Dũng không phải là cán bộ lãnh đạo cấp vụ cuối cùng rời khỏi NHNN vì lý do tương tự. Những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có kiến thức về cả vi mô lẫn vĩ mô, nắm vững cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng, có nhiều kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ như ông Dũng chính là đối tượng mà các tổ chức tín dụng "trải thảm đỏ" mời chào.
Năm 2014, dư luận càng quan tâm hơn về vấn nạn “chảy máu chất xám” khi tình trạng cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài nhưng không về nước như trường hợp ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, Phó Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ Cần Thơ, từng học thạc sĩ chuyên ngành, quản lý quan hệ quốc tế tại Anh theo đề án 150 của Cần Thơ, được cử đi công tác tại Canada đầu tháng 7.2014, không về nước, viết thư xin nghỉ việc. Trong khi đó đề án 150 quy định người được du học
bằng ngân sách phải cam kết làm việc cho địa phương thời hạn bằng ba lần thời gian học tập. Trước đó, ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, nhân dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 đi tour du lịch sang Hàn Quốc không trở về.
Hay như trường hợp của hãng hàng không Vietnam Airlines trong đầu năm 2015 vừa qua, khi mà nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam Airlines xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác. Các nhân viên này bao gồm cả phi công, điều hành khai thác bay và bộ phận bảo dưỡng tàu bay. Lý do là vì mức lương thấp hơn so với các hãng khác. Một cơ trưởng của Vietnam Airlines cho biết, lương phi công nội của Vietnam Airlines chỉ bằng nửa so với Vietjet Air. Theo công bố của Vietnam Airlines , mức lương dành cho phi công năm 2013 là xấp xỉ 75 triệu đồng/tháng, tiếp viên hàng không là 18,7 triệu đồng/tháng. Có thể nói, trong vận tải hàng không, phi công đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hãng bay. Chi phí đào tạo tốn kém, chi phí tiền lương cao, tuy nhiên nguồn nhân lực phi công trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện tại, Vietnam Airlines vẫn phải thuê gần 30% phi công nước ngoài, với chi phí lương cao hơn phi công Việt Nam.
Điều đáng nói là chúng ta đang thất thoát nhân tài trong chính những chính sách mà Nhà nước đưa ra nhằm đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước. Điển hình như Đề án 322- đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”. Mỗi năm Nhà nước dành 100 tỉ đồng để đưa những trí thức trẻ Việt Nam ra nước ngoài học các chương trình sau đại học, số tiền này chiếm 3% trong tổng chi ngân sách giáo dục hằng năm.
Theo thống kê chính thức, từ năm 2000 (khi chương trình bắt đầu) đến 2010, Việt
Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho đề án. Đến hết năm 2010, có 4.590 người, gồm khoảng 3000 cán bộ, giảng viên, đã được gửi đi nước ngoài học tập. Tuy vậy, có lo