Chảy máu chất xám” ở học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu chảy máu chất xám trong xã hội doanh nghiệp trường học (Trang 26 - 28)

2. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này :

3.1 Chảy máu chất xám” ở học sinh, sinh viên.

Theo thống kê từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, theo đó, năm học 2010-2011 có 98.536 người, năm học 2011-2012 có 106.104 học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Và tính đến năm 2013, nước ta có 125.000 học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài, tăng 15% so với năm 2012, đồng thời đây cũng là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ niên học 2008/2009 trở lại đây.

Trong đó có hơn 90% sinh viên đi du học bằng con đường tự túc, khiến tổng số chi phí du học chiếm tới 1% GDP trong năm 2013.

Và cần lưu ý hơn là trào lưu du học không chỉ gồm học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc có nhu cầu học cao học, nghiên cứu sinh, mà đã mở rộng tới học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông, thậm chí đang là học sinh học trung học cơ sở. Cụ thể như các trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), Amsterdam, Trần Phú, Chu Văn An (TP Hà Nội); THPT năng khiếu (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Lê Quý Đôn, Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh),… là nơi có học sinh du học từ năm lớp 11, 12 với tỷ lệ cao. Có giáo viên tổng kết sơ bộ và đưa ra con số: mỗi năm các trường này “mất” ít nhất từ một đến hai lớp cuối cấp; còn hiệu trưởng của một trường chuyên tâm sự rằng mỗi năm, nhìn hàng trăm học sinh có học lực khá, giỏi của trường nô nức du học ông không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối bởi không biết có bao nhiêu em trong số đó sẽ quay trở về?

Và một thực tế đáng buồn là có đến 70% du học sinh sau khi học không muốn trở về nước, theo số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện số lượng du học sinh của nước ta cho dù có học bổng hay tự túc, thậm chí du học bằng ngân sách nhà nước,…số học xong quay về là rất ít. “Chất xám” của Việt Nam đang bị thất thoát đến giật mình, chỉ với 70% du học sinh “một đi không trở lại” như hiện nay, số “chất xám” thất thoát lên đến 87.500 người. Còn số người trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp liền thì có rất nhiều lý do như: có vị trí tốt đang chờ sẵn, bị buộc phải về theo hợp đồng đã lý với cơ quan cử đi, không thể tìm việc ở nước ngoài, muốn “xả hơi” sau mấy năm học hành cực khổ, muốn đoàn tụ với gia đình hoặc có lý tưởng và lòng tin vào bản thân có thể vượt khó để xây dựng sự nghiệp.

Vấn đề “chảy máu chất xám”, “thất thoát” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang ở mức báo động. Gần đây nhất đất nước chứng kiến 12/13 nhà vô địch sân chơi tri thức “Đường lên đỉnh Olympia” được cấp học bổng du học nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học hầu hết họ đều ở lại làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất một người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đó Lương Phương Thảo- nhà vô địch mùa thứ 3 của chương trình đường lên đỉnh Olympia, hiện đang làm việc cho một công ty quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Phản ứng trước con số 70% du học sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Thành Vinh- Á quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, nói: “Nếu 30% quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ, 70% nữa quay trở về chỉ làm môi trường thêm chật chội. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? Trước phản ứng như vậy, chúng ta nhận thấy rằng không chỉ một người mà có rất nhiều người, rất nhiều nhân tài trẻ dường như họ không muốn quay trở về đất nước sau khi đi học ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu chảy máu chất xám trong xã hội doanh nghiệp trường học (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w