4.3.1.1 Kinh tế
Sóc trăng là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Sóc Trăng rất có thế mạnh về xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là xuất khẩu thủy sản và mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mặt hàng khác. Do chủ trương của tỉnh về khuyến khích hàng hóa xuất khẩu nên những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đáng kể. Thị trường xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng ngoài thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật…hoạt động XNK đã góp phần mang về cho tỉnh nhà nguồn thu lớn. Bên cạnh đó tỉnh Sóc Trăng cũng có những định hướng đúng và nhiều chủ trương sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, từng bước vươn lên trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được tăng cường, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân được nâng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu hút vốn huy động cho mình.
4.3.1.2 Tự nhiên
Sóc Trăng là một tỉnh có diện tích 3.223,3 km2, dân số 1.211 ngàn người. Về tổ chức hành chính có 1 thành phố, 8 huyện, 102 xã phường và 8 thị trấn. Nhìn lên bản đồ Việt Nam, ta thấy Sóc Trăng có phần đất liền nằm trong giới hạn 9o14’ - 9o56’ vĩ độ bắc và 105o34’ - 106o18’ kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển với 72 km đường bờ biển. Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là Thành Phố Sóc Trăng có 2 sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh đổ ra biển qua cửa Trần Đề và Mỹ Thanh. Về sắc
tộc thì Sóc Trăng là nơi hội tụ chính của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cộng với nguồn dân cư đông là lợi thế của Sóc Trăng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là nhóm ngành nông nghiệp, chăn nuôi đánh bắt thủy-hải sản.