Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành (Trang 44 - 45)

b) Rủi ro tín dụng đến từ phía khách hàng vay

3.2.1Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Ngân hàng chưa có chính sách tín dụng riêng và chưa có những điều chính kịp thời. Trong thời gian qua mặc dù tỉ lệ khách hàng nhóm BB gia tăng nhưng theo chính sách của chi nhánh thì không quy định mức dư nợ tối đa cho đối tượng khách hàng này. Về cơ cấu tín dụng của chi nhánh chưa chú trọng biện pháp điều chỉnh nên mặc dù nhận thấy sự tập trung dư nợ vào các khách hàng lớn nhưng không khắc phục được.

- Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin còn nghèo nàn.Thông tin của BIDV Hà Thành hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC. Tuy nhiên thông tin do khách hàng cung cấp còn có nhiều bất cập: thiếu tính trung thực, chính xác,… con thông tin do CIC cung cấp nhiều khi không đầy đủ và cập nhật khiến ngân hàng không đủ thông tin để xếp hạng tín dụng nội bộ cho một số doanh nghiệp. Thiếu thông tin cũng là lí do khiến cho chi nhánh không cập nhập kịp thời những biểu hiện gây ra tình trạng chậm trả nợ của doanh nghiệp khiến cho tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Đối với khách hàng cá nhân đang là định hướng phát triển của chi nhánh nhưng cơ sở thông tin đối với đối tượng này lại chủ yếu đến từ chính họ do đó càng tăng khả năng xảy ra rủi ro

- Nguyên nhân đến tư chất lượng nguồn nhân lực: Đa số nguồn nhân lực tại chi nhánh là đội ngũ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm do đó đối với công tác tiếp xúc,

đánh giá lựa chọn khách hàng còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ trẻ cũng khá rụt rè trong công tác đốc thúc, nhắc nhở khách hàng trả nợ cũng như trong công tác xử lý nợ xấu nên rủi ro của chi nhánh là khó tránh khỏi

- Nguyên nhân đến từ biện pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh: Tài sản đảm bảo khó phát mại khiến cho ngân hàng mất thời gian và chi phí thanh lý các khoản nợ xấu. Một ví dụ điển hình là công ty trách nhiệm Thùy Anh nợ chi nhánh trên 30 tỉ đồng từ năm 2008 đã xếp tín dụng nhóm IV với tổng giá trị tài sản đảm bảo cả bất động sản và động sản là 28 tỉ đồng. Do tài sản đảm bảo khó phát mại nên đến nay chi nhánh vẫn chưa thanh lý khoản nợ này và hiện tại đang xếp tín dụng nhóm. Một điều cần chú ý

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành (Trang 44 - 45)