Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 30 - 34)

- Vị trí địa lí

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, lãnh thổ chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông Hồng lên vùng Tây Bắc. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc cách Hà Nội khoảng 73km. Tỉnh có 11 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lƣơng Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Cao Phong và Thành phố Hoà Bình với 210 xã, phƣờng, thị trấn.

Tọa độ địa lí từ 20039’ đến 21008’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 104051’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4,596 km2 chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam, có các vị trí tiếp giáp với các tỉnh thành nhƣ sau:

 Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ  Phía Đông giáp Hà Nội  Phía Tây giáp Sơn La

 Phía Nam, Đông Nam giáp Hà Nam và Ninh Bình  Phía Nam, Tây Nam giáp Thanh Hóa

27

Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu

- Đặc điểm địa hình

Địa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là dạng núi cao, chia cắt phức tạp, không có các cánh đồng rộng, độ dốc lớn theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỉ đã tạo nên các vùng địa hình, địa mạo khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Địa hình đƣợc chia thành 3 khu vực rõ rệt:

 Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng 600 – 700 m, có một số đỉnh núi cao trên 1000 m, trong đó đỉnh cao nhất là Phu Canh, Phu Túc ( huyện Đà Bắc ) cao 1373 m, tiếp đến là đỉnh núi Dục Nhan ( huyện Đà Bắc ) cao 1320 m, đỉnh núi Psi Lung ( huyện Mai Châu ) cao 1287 m.

 Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do dứt, gãy, sún, lụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng 250 – 300 m, trong đó ở Tân Lạc là 318 m, Lạc Sơn , Kỳ Sơn là 300 m, Kim Bôi là 310 m, Lƣơng Sơn là 251m.

28

 Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực đông nam của tỉnh, độ cao trung bình 40 – 100 m, trong đó ở huyện Lạc Thủy là 51 m, huyện Yên Thủy là 42 m.

- Về địa thế:

Hòa Bình là tỉnh có độ dốc tƣơng đối thấp so với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, kết quả xác định trên bản đố đất tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh cho thấy nhƣ sau:

+ Đất dốc 0 – 150 chiếm 44,86% + Đất dốc 15 – 20 0 chiếm 19,25% + Đất dốc 20 – 350 chiếm 28,02% + Còn lại độ dốc trên 350

Do có sự phân hóa của địa hình nên đã ảnh hƣởng đến khí hậu thủy văn và các đặc điểm tự nhiên khác của tỉnh.

- Đặc điểm thời tiết khí hậu

Khí hậu Hòa Bình mang nét đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 với lƣợng mƣa bình quân 1700 mm – 1800mm, chiếm hơn 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai Châu, Đà Bắc mùa mƣa đến muộn hơn và thƣờng kéo dài hơn vùng núi thấp.

 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa bình quân chỉ có 100 mm – 200 mm, trong đó 3 tháng giữa mùa lạnh là các tháng 12, 1, 2. Lƣợng mƣa trung bình trong các tháng này không quá 30 mm.

Nhiệt độ không khí: chế độ nhiệt của tỉnh tƣơng đối ổn định và có đặc trƣng là tƣơng đối thấp so với các vùng lân cận. Cụ thể các số liệu thống kê các tháng cao nhất và thấp nhất trong các năm đƣợc thể hiện trong bảng số 3 dƣới đây:

29

Bảng 3. Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm

Các chỉ tiêu thống kê

Nhiệt độ (0C)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nhiệt độ tháng cao nhất 28,8 29,4 28,1 29,5 30,7 Nhiệt độ tháng thấp nhất 17,5 16,5 15,2 15,3 18,0 Nhiệt độ trung bình năm 24,1 24,0 23,1 24,4 24,6

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hòa Bình [2].

Lƣợng mƣa trung bình năm ở Hòa Bình qua các năm nhƣ sau: tổng lƣợng mƣa đạt 1673,3 mm năm 2006; năm 2007 là 2037 mm, năm 2008 là 1962,5 mm; năm 2009 đạt 1246,7 mm. Trong đó do đặc điểm địa hình nên lƣợng mƣa phân bố không đồng đều ở các nơi trong tỉnh và cũng không đồng đều ở các tháng trong năm, thƣờng thì chỉ tập trung vào mùa mƣa và chiếm phần lớn lƣợng nƣớc của cả năm.

+ Độ ẩm không khí: phụ thuộc vào mùa có nghĩa là độ ẩm phụ thuộc vào lƣợng mƣa và lƣợng nhiệt độ của không khí. Độ ẩm trung bình năm 2006 là 82%, năm 2007 là 81%, năm 2008 là 84%, năm 2009 là 82% và năm 2010 là 81%. Vào mùa mƣa độ ẩm thƣờng cao. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô khi nhiệt độ không khí thấp và lƣợng mƣa ít.

+ Chế độ gió: ngoài việc chịu ảnh hƣởng của chế độ gió chung với các tỉnh vùng đồng bằng bắc bộ, Hòa Bình còn bị ảnh hƣởng tƣơng đối rõ nét của chế độ gió Lào. Hàng năm số cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp đến Hòa Bình gây ra các thiệt hại đáng kể, nhất là hiện nay trƣớc tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu tình hình thiên tai diễn ra phức tạp khó dự đoán trƣớc đƣợc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

+ Lƣợng bốc hơi nƣớc: lƣợng bốc hơi nƣớc cao nhất thƣờng là vào tháng 5, 6. Lƣợng bốc hơi nƣớc thay đổi tƣơng đối lớn hàng năm và phụ thuộc vào chế độ nắng, gió, lƣợng mƣa...

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 30 - 34)