8. Cấu trúc đề tài
2.2.3 Phong cách Hợp tác trong đàm phán
Hình 2.2.3.1 Biểu đồ thể hiện các trường hợp sử dụng phong cách hợp tác
Nguồn: khảo sát 200 nhân viên của công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom
Khi được hỏi bao giờ sẽ sử dụng phong cách đàm phán hợp tác trong công việc cũng như trong cuộc sống thì có tới 100% cán bộ nhân viên tham gia khảo sát lựa chọn là muốn tìm giải pháp phù hợp với các bên tham gia đàm phán trên tình thần tự nguyện chân thành và cùng mục đích. 80% những người cùng quan điểm là muốn tạo dựng mối quan hệ và cần học hỏi đối tác. Phong cách đàm phán Hợp tác là sự tin tưởng, dứt khoát trong đó cả hai bên hoặc các bên đàm phán cùng làm việc với nhau để cố tìm ra các giải pháp liên kết và thỏa mãn tất cả các bên liên quan cũng chính vì vậy có tới 75% cán bộ nhân viên chọn phương pháp đàm phán này để cùng đối tác giải quyết các vấn đề, đề phức tạp, chuyên môn sâu, từ đó quy tụ sự hiểu biết của mọi người vào vấn đề hóc búa. Vấn đề sẽ được bàn thảo kỹ và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả.
Để giải quyết một số trường hợp khác như khi cần tạo ra sự tâm huyết, hợp lực. Nó sẽ đoàn kết các thành viên, động viên mọi người dồn hết trí lực, khả năng và tinh thần cao trong công việc. có tới 50% cán bộ nhân viên chọn sử dụng phong cách hợp tác. Ví dụ như:
Công ty TNHH Trường Sinh là đơn vị cung cấp suất ăn cho cán bộ công nhân viên của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hạ tầng và Giao thông
Intracom. Trong thời gian vừa qua, giá cả thị trường nhiều biến động, để đảm bảo nguồn thực phầm, đảm bảo chất lượng của suất ăn cũng như lợi ích của mình. Đại diện Công ty TNHH Trường Sinh đã yêu cầu tăng giá từ 50.000đ/suất lên 70.000đ/suất nếu không tăng giá thì công ty TNHH Trường Sinh không thể cung cấp suất ăn như mọi khi.
Nhận được yêu cầu của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom đã tiến hành đàm phàn với công ty TNHH Trường Sinh với mục đích là giữ nguyên mức giá ban đầu là 50.000đ/suất. về phía công TNHH Trường Sinh vẫn yêu cầu mức giá 70.000đ/suất. với mức 70.000đ/suất thì công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom không thể đồng ý chỉ chấp nhận được mức giá cuối cùng là 60.000đ/suất. Xét thấy công ty TNHH Trường Sinh muốn tạo dựng mối quan hệ lâu dài là thấy mức giá 60.000đ/suất có thể chấp nhận được, và kết thúc bàn đàm phán, có lợi cho cả hai bên.
Khác biệt với phong cách cạch tranh luôn xác định mục tiêu của mình và theo đuổi mục tiêu đó đến cùng ở phong cách hợp tác khi bước vào bàn đàm phán thì cả hai bên đề thể hiện thiện chí của mình, cùng nhau tìm hiểu giải quyết vấn đề biết động giá của thị trường, cùng nhau tìm hiểu và đưa ra một thỏa hiệp một giải pháp phù hợp nhất, ở ví dụ trên là cùng nhau đưa gia một mức giá phù hợp nhất là 60.000đ/suất với mức giá đó cả công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom, cũng như công ty TNHH trường Sinh đều phải chọn một mức giá khác hoàn toàn so với mục đích ban đầu, nhưng kết thúc bàn đàm phán cả hai bên đều vui vẻ cùng chiến thắng góp phần duy trì mối quan hệ của cả hai bên.
Từ ví dụ trên ta có thể thấy rằng việc lựa chọn phong cách đàm phán có vai trò hết sức quan trọng và chi phối rất nhiều tới kết quả của cuộc đàm phàn. Giả sử Công ty TNHH Trường Sinh và công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom lựa chọn phòng cách cạnh tranh trong đàm phán quyết định theo đuổi mục đích của mình đến cùng thì rất có thể cuộc đàm phán sẽ kết thúc mà cả hai bên đều thất bại công ty TNHH Trường Sinh sẽ mất đi một khách hàn lớn và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và giao thông
Intracom không lựa chọn phong cách hợp tác mà lựa chọn sự né tránh không để ý đến yêu cầu của đối tác kết quả sẽ ra sao.