Các giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập:Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp (Trang 39 - 41)

4. Bố cục

2.2.1Các giải pháp về huy động vốn

Công tác huy động vốn là một trong hai nghiệp vụ quan trọng cơ bản của chi nhánh, bởi vì nó là nguồn đầu vào chính để chi nhánh có vốn hoạt động, vì vậy mà chi nhánh phải thường xuyên có các giải pháp nhằm thu hút sự đầu tư gửi tiền của khách hàng như:

+ Hằng năm lập kế hoạch phương án huy động vốn từ: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tư nhân, tiền gửi dân cư.

+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: chi nhánh cần lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường để tiếp tục mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng lưu động nông thôn đến tận cơ sở nơi tập trung đông dân cư sản xuất hàng hoá, đầu mối giao thông quan trọng để huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều kỳ hạn khác nhau, thâu nhận các món nhỏ lẻ để hình thành nguồn vốn lớn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Mở rộng hình thức tiết kiệm và cho vay đến hộ có thu nhập

thấp để tạo điều kiện cho hộ đầu tư sản xuất, và khi có vốn nhàn rỗi thì gửi vào Ngân hàng, khi cần vốn thì có thể vay theo tỷ lệ nhất định trên số dư tiền gửi.

+ Bằng các biện pháp tiếp thị và đổi mới phong cách giao dịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo trên thông tin đại chúng, nhằm làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng lên. Các biện pháp tiếp thị thường dùng: tặng quà cho khách hàng gửi những món tiền lớn, huy động tiết kiệm dự thưởng với nhứng món quà đủ lớn để khuyến khích khách hàng…

+ Nên tập trung huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp, mở rộng tiền gửi tư nhân, vận động toàn bộ số hộ vay kinh doanh mở tài khoản và chuyển tiền qua Ngân hàng. Phấn đấu đưa tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 30 – 45 % trong tổng nguồn vốn huy động.

+ Tranh thủ thu hút lượng vốn khá lớn từ các nguồn thu của các đơn vị trên địa bàn: Bưu điện, điện lực, nhà máy nước, xổ số kiến thiết…

+ Tích cực thu hút và tranh thủ các nguồn vốn của các địa phương khác, nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức kinh tế xã hội vào tỉnh ĐăkLăk.

+ Chính sách lãi suất: Từ khi có quyết định số 241/2000/QĐNHNN vào ngày 2/8/2000 về lãi suất cơ bản, theo đó quan hệ cung cầu vốn trên thị trường đã tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất huy động. Tiếp theo, đầu năm 2003 NHNNTW đã ra quyết định số 320/2003/QĐNHNNTW- về việc tự do hoá lãi suất, lúc này lãi suất cơ bản chỉ còn mang tính định hướng để các Ngân hàng đưa ra lãi suất thoả thuận. Với chính sách lãi suất thoả thuận nên có hướng giao cho các chi nhánh Ngân hàng huyện có những chủ động về quyết định lãi suất đầu vào và đầu ra trên cơ sở “sàn và trần” của NHN0 tỉnh, có như vậy cơ chế lãi suất mới linh hoạt được nhưng phải dựa trên nguyên tắc nhất quán đó là lãi suất thực dương. Vừa chủ động dùng lãi suất để cạnh tranh vừa cân đối cung cầu thị trường của từng huyện một cách chủ động và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập:Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp (Trang 39 - 41)