4. Bố cục
2.1.6 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay của chi nhánhNHN0 &PTNT
Eak’pam qua các năm
2.1.6.1 Những kết quả đạt được trong việc cho vay vốn phát triển SXNN ở chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam
* Đối với kinh tế xã hội địa phương
Chi nhánh NHNo & PTNT Eak’pam đã góp phần đáng kể vào thành quả phát triển của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn những năm qua, đặc biệt là cho vay phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương tạo nhiều công ăn việc làm mới trên địa bàn cụ thể:
Vốn tín dụng NHNo & PTNT EaK’pam đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của huyện, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,27%, trong đó tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 1258620 triệu đồng tăng 294841 triệu đồng so với năm 2010. Tổng diện tích gieo trồng đạt 48043 ha tăng 2793 ha so với năm 2010, trong đó diện tích cây lâu năm đạt 33763,4 ha tăng 3124,4 ha so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 33336,4 tấn tăng 1900.4 tấn so với năm 2010 đạt 103% kế hoạch đề ra; sản lượng cà phê trên toàn huyện đạt 69.000 tấn nhân, vượt so với kế hoạch của huyện nên tài chính của hộ dân và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông sản được cải thiện rất lớn. tình hình sản xuất chăn nuôi cơ bản ổn định, đàn trâu bò tăng khá 17590 con đạt 165% kế hoạch huyện đề ra, đàn heo 16176 con đạt 105% kế hoạch…; sản lượng và giá trị các ngành công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ đều tăng so với năm trước.
- Giải quyết việc làm cho 2350 lao động đưa tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 33% năm 2009 xuống còn 18,5% năm 2011.
- Trong năm 2011 đã có 11.125 hộ sản xuất được vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất và kinh doanh tăng 3.025 hộ so với năm 2010. Nhờ nguồn vốn
Ngân hàng các hộ đã yên tâm mở rộng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, đã đạt được những kết quả nhất định: hầu hết diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm đều tăng qua các năm. Tổng diện tích cà phê, năm 2011 là 33.200 ha tăng 1.200 ha so với năm 2010, sản lượng ước đạt 69.032 tấn, cây tiêu 620 ha sản lượng ước đạt 826 tấn; cây điều 5.720 ha sản lượng ước đạt 3.164 tấn;….Nhờ đó đời sống của người nông dân và bộ mặt nông thôn có những chuyển biến căn bản. Số hộ giàu, khá, trung bình ngày càng tăng, năm 2011 số hộ giàu chiếm khoảng 25% trên tổng số hộ của toàn huyện.
*Đối với hoạt động ngân hàng
- Nguồn vốn huy động đạt cao, tăng qua các năm, là cơ sở để ngân hàng ngày càng tăng trưởng dư nợ.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chuyển biến mạnh và tích cực đúng theo yêu cầu chỉ đạo của ngành, định hướng phát triển của địa phương và phản ánh đúng xu thế vận động của nền kinh tế trong đó dư nợ hộ sản xuất tăng nhanh và có chiều sâu.
Cơ cấu đầu tư theo tiểu ngành cũng được điều chỉnh tích cực, vừa thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư của huyện vừa giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Trong lĩnh vực dịch vụ những năm gần đây, chi nhánh đã từng bước tập trung đầu tư để phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng hoá.
- Doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay sản xuất qua ba năm 2009 đến 2011 tăng liên tục, tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh ngân hàng. Tổng thu năm 2009 là 33.041 triệu đồng, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 74% trên tổng thu, đảm bảo đủ lương và lương năng suất cho toàn bộ cán bộ công nhân viên.
- Chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng và nâng cao thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 4,794%, năm 2011 giảm xuống còn 2,045% Trong đó nợ xấu sản xuất cũng liên tục giảm qua ba năm 2009 đến 2011.
- Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng ngày càng tăng, giúp chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, làm cơ sở phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại.
2.1.6.2 Một số tồn tại và hạn chế trong việc cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp
*Về phía Ngân hàng:
- Sau khi bàn giao điểm giao dịch tại TP.HCM thì nguồn vốn huy động của NHN0&PTNT EaKpam giảm gần 100 tỷ đồng và đầu mối huy động từ các tổ chức kinh tế, tài chính lớn bị thu hẹp.
- Dư nợ tín dụng đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu mua và xuất khẩu nông sản tăng trưởng chậm do phụ thuộc tính thời vụ. Dich bệnh diễn ra trên 1 số địa bàn đã gây thiệt hại không nhỏ cho người dân làm giảm sức mua thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Hoạt động Ngân hàng ngày càng thể hiện rõ nét tính cạnh tranh với việc thành lập mới một số chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc của các NHTM khác hệ thống, lãi suất huy động, cho vay, trình độ công nghệ sản phẩm, dịch vụ...ngày càng đa dạng, tiên tiến và hấp dẫn hơn.
- Bước đầu vận hành cơ chế tài chính, cơ chế quản lý kế hoạch, hạn mức dư nợ, dư có tài khoản điều chuyển vốn còn lúng túng trong phần lớn các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.
Tuy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập lớn, chưa khai thác hết tiền năng như:
+ Do quy định khi vay vốn thì phải có tài sản thế chấp, nên có lúc Ngân hàng đã đặt trọng vấn đề tài sản thế chấp mà chưa thật sự chú trọng đến hiệu quả kinh tế do đồng vốn tín dụng mang lại. Tài sản thế chấp được xem là công cụ phổ biến để đảm bảo an toàn tín dụng, đã hạn chế đáng kể đến sự vận động và phân bổ hiệu quả nguồn vốn.
+ Vay tín chấp là vay chỉ cần có tài sản thế chấp gốc, đó là ý tưởng về một mô hình chuyển tải vốn đến người vay sao cho thật đơn giản thuận tiện nhưng phát huy được hiệu quả vốn vay. Tuy nhiên cách thức tổ chức triển khai chưa được đồng bộ, thống nhất, mức vay còn hạn chế.
+ Để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng thì việc phân loại khách hàng là yêu cầu quan trọng cùng với nó là việc nắm bắt địa bàn cũng không kém phần quan trọng. Nhưng thực tế việc phận loại khách hàng vẫn chưa được chính xác, việc đánh giá nhìn nhận và nắm bắt thông tin cần thiết về khách hàng chưa được thực hiện triệt để. Thẩm định dự án nhiều khi còn mang nặng tính trình bày, thiếu hiểu biết về định mức kỹ thuật và quy trình sản xuất thực tế.
+ Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hời hợt, mang tính đối phó là chính. Cán bộ tín dụng chưa quan tâm sâu sắc đến hoạt động huy động vốn trên địa bàn mình quản lý.
+ Do hồ sơ cho vay còn nhiều thủ tục rườm rà, chưa phù hợp với trình độ dân trí và thực hiện công chứng cho mỗi lần vay là những trở ngại không nhỏ đối với khách hàng vay vốn.
+ Do chi nhánh mới chỉ có kế hoạch cân đối vốn mà chưa chú trọng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho riêng mình, nên dẫn đến hoạt động kinh doanh thiếu nhịp nhàng, không xác định được mục tiêu, bước đi cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần để đáp ứng nhu cầu của từng địa phương.
+ Do cơ chế ngành chặt chẻ, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu nhất quán. Điển hình như Nghị định 18/CP ngày 24/02/1997 - Về việc xử lý vi phạm của cán bộ tín dụng Ngân hàng, dẫn đến tâm lý sợ trách nhiệm, cầm chừng, dè dặt trong cho vay. Hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ tín dụng chưa rỏ ràng cụ thể.
+ Giá cả bấp bênh, chưa có chính sách bảo trợ giá gây ảnh hưởng đến sản xuất, đầu tư của nông dân cũng như sự mạnh dạn của Ngân hàng trong cho vay đến hộ nông dân.
+ Hạn mức tín dụng mà Ngân hàng phê duyệt cho vay đối với hộ nông dân hầu hết là chưa đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
* Về phía khách hàng:
Địa bàn huyện CưMgar tương đối rộng, núi rừng hiểm trở, dân cư thưa thớt và sống cách xa trung tâm huyện từ 10 – 15 km. Do đó việc đi lại điều tra, thẩm định, xem xét giải quyết cho vay của cán bộ Ngân hàng còn hạn chế, hơn nửa chế độ công tác phí của cán bộ tín dụng quá thấp (300.000 đồng/tháng) không đủ bù đắp hao phí sức lao động và cho phí xe cộ trong việc đi lại để thẩm định cho vay.
Đường giao thông chưa thông suốt tới các vùng xa, các Buôn đồng bào, chủ yếu là đường cấp phối gây khó khăn trong việc đi lại của người dân. Các điều kiện khác cũng còn thiếu và chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của địa phương.
Với địa bàn rộng, dân cư không tập trung, trình độ dân trí thấp, có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống tạo sự đa dạng về phong tục tập quán và văn hoá. Điều này cũng khó khăn trong việc quản lý của địa phương và của Ngân hàng đối với các đối tượng vay vốn.
Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay đối với phát triển ngành sản xuất nông nghiệp suy cho cùng là việc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và làm sao để vốn vay đó phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố cả về khách quan lẫn chủ quan khiến cho hiệu quả kinh tế mang lại đôi khi không được như ý muốn. Như vậy đối với hiệu quả kinh tế trong hoạt động phát triển SXNN chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
* Về chủ quan
Vị trí địa lý và đất đai
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuấ nông nghiệp và sự phát triển SXNN. SXNN có vị trí thuận lợi như gần đường gia thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm… sẽ có điều kiện phát triển kinh tế hơn SXNN ở địa bàn khác.
Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được.
Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái.
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến SXNN. Điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm… có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng của các loại đất. Thực tế cho thấy, ở những nơi có thời tiết thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp.
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển SXNN, nhất là nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc phát triển tốt, năng suất cao, còn
ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng chu yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nông nghiệp… đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất kinh tế SXNN.
Thị trường
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định sản xuất với số lượng bao nhiêu và theo chuẩn chất lượng nào. Trong cơ chế thị trường, SXNN hoàn toàn tự do lựa chọn nông sản mà thị trường cần và có khả năng sản xuất. Từ đó, SXNN mới có điều kiện phát triển.
Quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như: chính sách Thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản phẩm, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với người dân đi kinh tế mới… các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế SXNN và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp hiệu quả vào SXNN, tạo điều kiện SXNN phát triển.
* Về chủ quan
Trình độ học vấn và kỹ năng lao động
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao.
Trong quá trình sản xuất nói chung và SXNN nói riêng, công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp.
Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong các mối quan hệ sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản hàng hóa, SXNN phải liên kết hợp tác lại với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà SXNN có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây, con và năng suất lao động.
Kỹ thuật canh tác.
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế SXNN.
Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ
Sản xuất của hộ SXNN không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận rủi ro trong SXNN, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như: lao động, đất đai, sinh vật, máy móc, thời tiết khí hậu và kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp.
Tóm lại, để việc sử dụng vốn vay có hiệu quả thì ngoài việc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, còn phải lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay hợp lý,
kết hợp hài hòa với các yếu tố tác động khách quan và chủ quan để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.6.4 Những định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới tại chi nhánh
+ Phát triển đa dạng các các loại hình tín dụng, các lĩnh vực, các đối tượng cho vay nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Sự phát triển tín dụng phải dựa trên các định hướng phát triển kinh tế xã hội