Phân tích tình hình dư nợ ngành sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập:Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp (Trang 27 - 28)

4. Bố cục

2.1.4Phân tích tình hình dư nợ ngành sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh DSCV, DSTN thì dư nợ của ngành SXNN cũng phản ánh ít nhiều đến tình trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dư nợ tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Thật vậy, tổng mức dư nợ tại bảng 2.7 liên tục tăng qua các năm, năm 2009 là 107377 triệu đồng, đến năm 2010 tăng 16,04% đạt khoảng 124600 triệu đồng, và đến năm 2011 tiếp tục tăng 55,22% đạt khoảng 180492 triệu đồng. có thể nói tốc độ tăng dư nợ vào năm 2011 của ngân hàng gấp nhiều lần so với năm 2010.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay ngành SXNN tại chi nhánh qua 3 năm (2009- 2011) ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009+/- % 2011/2010+/- % Tổng dư nợ 107377 124600 193403 17223 16.04 68803 55.22 ngành nông nghiệp 95731 114688 180167 18957 19.80 65479 57.09 trồng trọt 71567 92897 151340 21330 29.80 58443 62.91 chăn nuôi 24164 21791 28827 -2373 -9.82 7036 32.29 ngành dịch vụ nông nghiệp 9062 9222 11956 160 1.77 2734 29.65 ngành khác 2584 690 1280 -1894 -73.30 590 85.51

(Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009-2011)

dư nợ cao nhất và biến động qua các năm. Trong đó dư nợ của ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế và liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 dư nợ đối với ngành này là 95731 triệu đồng, năm 2010 tăng 19,8% đạt 114688 triệu đồng và năm 2011 tiếp tục tăng 57,09% đạt 180167 triệu đồng. Dư nợ tăng liên tục đối với ngành trồng trọt có thể nói lên hoạt động kinh doanh của các hộ SXNN trong lĩnh vực trồng trọt ngày một phát triển, mở rộng diện tích cây trồng, đồng thời có thể nói là đồng vốn của ngân hàng đã và đang đem lại hiệu quả kinh doanh cho người dân.

Đối với ngành chăn nuôi thì dư nợ cũng có những biến động nhất định. Năm 2009 dư nợ của ngành này là 24164 triệu đồng, năm 2010 giảm 9,82% xuống 21791 triệu đồng, năm 2011 có sự tăng trở lại với tốc độ tăng là 32,29% đạt 28827 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ năm 2010 giảm là do trong năm qua dịch bệnh trên vật nuôi liên tục xảy ra nên DSCV đối với ngành này giảm.

Ngoài 2 ngành chủ lực của những ngành SXNN thì dư nợ đối với ngành dịch vụ nông nghiệp và ngành khác cũng có những biến động, cụ thể năm 2009, dư nợ ngành dịch vụ nông nghiệp là 13.710 triệu đồng, năm 2010 giảm 5,87% và năm 2011 tăng lên 9,77%, dư nợ ngành khác năm 2008 là 3909 triệu đồng, năm 2010 giảm 75,83% và năm 2011 tăng trở lại là 38,28%. Như vậy dư nợ của chi nhánh qua các năm nhìn chung là tăng trưởng tốt, điều này nói lên tình hình kinh tế xã hội của huyện nhà ổn định và tăng trưởng tốt.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập:Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp (Trang 27 - 28)