CHƯƠNG BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC (Trang 36 - 37)

2 Theo số liệu từ bài viết “Dự báo nhu cầu nhân lực tại TP.HCM giai đoạn 015 00 đến năm 05” của ông Trần Anh Tuấn (Phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM), in

CHƯƠNG BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài tuy còn nhiều thiếu sót, phạm vi còn hạn hẹp song đã đem đến một cái nhìn rõ nét hơn và cụ thể hơn về vấn đề cần nghiên cứu: việc chọn nghề của học sinh THPT tại trường THPT Thủ Đức dưới ba mặt : nhận thức, thái độ và xu hướng. Ba khía cạnh này không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ đến nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. nhận thức ảnh hưởng tới thái độ và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên đôi lúc xu hướng không phù hợp với nhận thức và thái độ bởi việc chọn nghề chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp.

Nhìn chung học sinh trường THPT Thủ Đức có nhận thức ở mức khá tốt và thái độ ở mức tương đối tích cực đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Có một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc chọn nghề và yếu tố tác động đến việc chọn nghề, chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu nhân lực của của xã hội. Vì vậy xu hướng chọn nghề còn chênh so với nhu cầu nhân lực ở một số nhóm ngành. Một số học sinh chưa đầu tư thời gian và sự quan tâm cần thiết cho việc lựa chọn nghề nghiệp do chưa có sự tác động đúng mức và mạnh mẽ từ phía bên ngoài. Sự lựa chọn nghề nghiệp vẫn phần nhiều mang tính cảm tính, chưa xuất phát từ việc tìm hiểu thực tế. Vì vậy gia đình và nhà trường cần có những tác động thiết thực và rõ ràng hơn để hỗ trợ các em định hướng nghề nghiệp.

Lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT đang là một vấn đề cần được quan tâm trong xã hội. Xu hướng chung của học sinh THPT ở TP HCM là học tiếp ĐH, CĐ và một số lựa chọn con đường du học. Tỷ lệ này là khá chênh lệch so với ở các vùng nông thôn. Điều này cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu học tập của con người ngày càng tăng cao đặc biệt là đối với học sinh THPT. Học tập sẽ giúp các em nâng cao trình độ, có khả năng hoà nhập cùng các bạn trẻ trên toàn thế giới. Từ đó cánh cửa đến với một việc làm tốt như mong đợi sẽ mở rộng hơn cho các em. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn, các em cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thuận lợi. Và để giúp đỡ các em vượt qua khó khăn không ai hết chính là bản thân, gia đình, bạn bè của các em. Có thể nói rằng, nhận thức của học sinh THPT về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp đã ngày được nâng cao. Hầu hết các em đều đặt ra mục

tiêu cho bản thân trong tương lai, đưa ra những yêu cầu về nghề nghiệp sát thực với bản thân. Hai yếu tố kinh nghiệm và tri thức luôn được các em đề cao và được coi là những yếu tố cần thiết mà các em cần trang bị cho nghề nghiệp của mình.

Chúng tôi tiến hành khảo sát dựa trên một số câu hỏi được đưa ra về những vấn đề học sinh đang mắc phải nhằm giúp nhà trường có thêm thông tin từ đó hoàn thiện công tác hướng nghiệp tại trường giúp học sinh giải đáp được những vấn đề vướng mắc khi chọn nghề. Chúng tôi hi vọng bài báo cáo khảo sát của chúng tôi sẽ giúp ích được một phần nào đó cho nhà trường và học sinh. Trên cơ sở phân tích và những đánh giá nêu ra trong bản báo cáo, chúng tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w