Nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt có sự

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 98 - 119)

có sự khác nhau.

Trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt, từ ngữ Phật giáo bên cạnh những từ ngữ giữ lại nghĩa cơ bản để đảm bảo kế thừa nội dung Phật giáo, còn có những từ ngữ trong bối cảnh ngôn ngữ văn hóa và đất nước khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, cho nên dẫn đến nghĩa của từ ngữ Phật giáo có sự khác biệt trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt.

3.4.2.1 Nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Phạn khác với nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt

1) Sangha - 僧伽(僧)- tăng

Trong “Đại từ điển Phật học”, 僧 (tăng) là thuật ngữ, là tiếng gọi tắt của“僧伽” (Tăng già), Phạn: Sangha. Chỉ hội đoàn của các vị tỉ khâu, dân số là bốn người trở lên hoặc ba người trở lên.

僧 (Tăng): Người đàn ông tu hành theo đạo Phật và ở chùa; hòa thượng. (tiếng gọi tát của 僧伽 (tăng già), Phạn: Sangha) [17, tr.1179].

Tăng: người đàn ông tu hành theo đạo Phật ở chùa [1, tr.1500].

Do vậy, chúng tôi thấy rằng : “僧” trong tiếng Phạn chỉ số lượng, nhưng trong tiếng Hán và tiếng Việt chỉ người đàn ông tu hành binh thường theo đạo Phật, không nhấn mạnh đến dân số nhiều hay là ít.

2) 便利 (Tiện lợi)

Trong “Đại từ điển Phật học”, “便利” (Tiện lợi) là cứt và nước tiểu (đại tiện và tiểu tiện). Pháp Hoa Kinh cho rằng:“便利不净”(cứt và nước tiểu không sạch sẽ).“便利” (tiện lợi) có nguồn gốc từ tiếng Hán cổ, nguyên nghĩa là thoát nước tiểu và phân. 便利

(tiện lợi):① Dễ dàng và thuận lợi đi làm một việc gì đó. ② Tiện lợi cho. [17, tr.85] Tiện lợi: Dễ dàng và thuận lợi cho công việc. [1, tr.1636]

Nghĩa của“便利” (tiện lợi) trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại đã có sư biến đổi so với nghĩa Phật giáo.

3) 禅门 (Thiền môn)

Trong “Đại từ điển Phật học”, 禅门 (Thiền môn) có 3 nghĩa:① pháp môn của thiền định. ② Phật tâm tông truyển giáo pháp ngoài kinh điển, không lập văn từ. ③ người cạo tóc để tu hành ở nhà, gọi là thiền môn.

“禅门”(Thiền môn):佛门 cửa Phật. [17, tr.147] Thiền môn: cửa chùa, nhà chùa. [1, tr.1568]

“Thiền môn” trong Phật giáo có ba nghĩa, nhưng trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại chỉ có một nghĩa là cửa Phật, nhà Phật.

3.4.2.2 Nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán khác với nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt và tiếng Phạn.

Trong quá trình truyền bá Phật giáo, các nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo khác nhau. Cách thức vay mượn từ ngữ Phật giáo trong các ngôn ngữ cũng khác nhau. Mỗi một ngôn ngữ đi vay mượn tùy theo yêu cầu sử dụng của ngôn ngữ dân tộc mình, có thể đi vay một nét nghĩa, cũng có thể đi vay tất cả nghĩa của từ. Như vậy, nghĩa của từ ngữ Phật giáo có sự khác nhau trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại. Ví dụ:

1) 行者 (hành giả):① (chức vị) người đi tu hành theo đạo Phật (chưa cắt tóc) ② (thuật ngữ) nhà sư tu hành đạo Phật và đi khuyên giáo ở các nơi. [14, tr.541.1]. 行者 (hành giả): người đi tu hành theo đạo Phật /Phật tủ (chưa cắt tóc). [17, tr.1524]

“Hành giả”:nhà sư đi khuyên giáo ở các nơi. [1, tr.780]

“行者”(hành giả) trong tiếng Hán hiện đại bảo lưu nghĩa thứ nhất của “hành giả” trong tiếng Phạn, tức là người đi tu hành theo đạo Phật /Phật tử (chưa cắt tóc), nhưng “hành giả ” trong tiếng Việt được vay mượn nghĩa thứ hai của “hành giả ” trong tiếng Phạn, tức là nhà sư đi khuyên giáo ở các nơi.

2) 玻璃- Pha lê: (danh từ) còn được gọi là 颇黎 (Pha lê), tiếng Phạn: Sphatika, chỉ một loại thủy tinh, có bốn mầu: mầu tím, mầu tráng, mầu đỏ và mầu xanh. [14, tr.857.1]

Trong tiếng Hán hiện đại,“玻璃”(pha lê) là một chất trong suốt, cứng nhưng dễ vỡ, không có điểm nóng chảy nhất định. là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để chế tạo ra các loại thứ trong suốt bằng kỹ thuật hiện đại [17, tr.102]. “玻璃”(pha lê) trong tiếng Hán hiện đại khác với“玻璃”(pha lê) trong Phật giáo.

Trong tiếng Việt hiện đại,“pha lê” (玻璃) là loại thủy tinh trong suốt. nó vẫn giữ nghĩa của Phật giáo [1, tr.1312].

Trong tiếng Hán cũng có một từ là“水晶”(thủy tinh), nó là loại tinh thể của thạch anh, không mầu, nếu có tạp chất thì có mầu sắc như mầu tím, mầu đỏ, mầu đen, mầu vàng v.v…“水晶” (thủy tinh) có thể dùng để làm dụng cụ quang học, thiết bị không dây và sản phẩm trang trí [17, tr.1279].

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: nghĩa của từ “pha lê” trong tiếng Việt và tiếng Phạn khác với từ “pha lê” mà giống với từ “thủy tinh”trong tiếng Hán hiện đại.

3.5 Tiểu kết

Theo những nội dung đã được trình bày như trên, chúng tôi thấy rằng: vào thời kỳ đầu, nhóm từ ngữ Phật giáo là những từ ngữ ngoại lai được du nhập vào tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng sau này, các từ ngữ Phật giáo đã phát triển và biến đổi ngữ nghĩa của nó đi vào từ ngữ thông dụng của hai ngôn ngữ, làm cho từ vựng của hai ngôn ngữ phong phú hơn. Từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán có thể chia thành hai loại lớn, một là từ ngữ Phật giáo chuyên dùng, hai là từ ngữ gốc Phật, trong đó, vì Phật giáo có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đối với văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, nên số lượng của từ gốc Phật trong tiếng Hán cực kỳ nhiều, công việc khảo sát về nguồn gốc và quá trình biến đổi ngữ nghĩa của chúng rất phức tạp, hiện nay ở Trung Quốc đang có rất nhiều học giả quan tâm đến nhóm từ ngữ này.

Từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt được biến đổi theo quy luật diễn biến nghĩa của từ, so với nghĩa Phật giáo (nghĩa tiếng Phạn), nghĩa của những từ ngữ Phật giáo đã có sự thay đổi theo mức độ khác nhau sau khi đi vào tiếng Việt hiện đại.

So sánh ngữ nghĩa của những từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Phạn, chúng tôi thấy rằng: trong quá trình truyền bá Phật giáo, sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với các nước khác nhau. Từ ngữ Phật giáo khi được du nhập vào các ngôn ngữ, một phần đã giữ nguyên nghĩa của từ, còn một phần khác đã phát triển và diễn biến ngữ nghĩa theo cách thức riêng biệt của mỗi một ngôn ngữ, vì vậy, đã tạo ra hiện tượng từ ngữ Phật giáo có sự giống nhau và khác nhau về nghĩa trong các ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Theo những nội dung trình bày như trên, chúng ta có thể thấy được những kết quả nghiên cứu như sau :

1. Luận văn đã làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ. Chúng tôi miêu tả và phân tích nội dung về “ngôn ngữ tạo ra tôn giáo và tôn giáo phát triển ngôn ngữ” và khẳng định rằng: tôn giáo và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết, hai chiều. Ngôn ngữ phản ánh các hoạt động và mở rộng hoạt động của tôn giáo; tôn giáo tác động vào ngôn ngữ và dẫn tới những thay đổi trong ngôn ngữ.

2. Luận văn đã khái quát về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán và tiếng Việt. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán được thể hiện rõ nét nhất ở mặt từ vựng. Từ ngữ Phật giáo bổ sung cho vốn từ vựng, làm giàu hệ thống ngữ nghĩa từ vựng tiếng Hán, phát triển các phương thức cấu tạo từ về từ vựng tiếng Hán và đẩy mạnh sự phát triển song tiết hóa của tiếng Hán. Trong tiếng Việt, từ ngữ Phật giáo âm Hán Việt chiếm một số lượng đáng kể và chúng thâm nhập vào đời sống trở thành những từ ngữ tiếng Việt thường dùng.

3. Luận văn đã khảo sát về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt, thống kê và phân loại từ ngữ Phật giáo tiếng Hán trong Đại từ điển Phật học và Từ điển tiếng Hán hiện đại. Tình hình cụ thể như sau: trong Đại từ điển Phật học, chúng tôi đã thu thập được 401 từ đơn tiết, được phân chia thành 16 loại và

10378 từ song tiết, được chia thành 35 loại; trong Từ điển tiếng Hán hiện đại,

chúng tôi đã thống kê được 261 từ và cụm từ cố định Phật giáo, trong đó có 55 từ tố ngoại lai Phật giáo. Dựa vào kết quả thống kê của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, trong Đại từ điển tiếng Việt có 374 từ và cụm từ cố định Phật giáo.

4. Luận văn đã phân loại từ ngữ Phật giáo tiếng Hán và tiếng Việt theo đặc điểm cấu trúc. Theo tiêu chí này, từ ngữ Phật giáo tiếng Hán được chia thành 6 loại gồm: từ phiên âm, từ dịch nghĩa, từ hỗn hộp, từ tiếng Hán Phật hóa, thành ngữ, tục ngữ. Từ ngữ Phật giáo tiếng Việt được chia thành 3 loại: từ ngữ Phật giáo Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, từ ngữ Phật giáo Hán Việt Việt tạo và từ ngữ Phật giáo thuần Việt. Thông qua miêu tả và phân tích đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi thấy được một số điểm giống nhau và khác nhau giữa từ ngữ Phật giáo tiếng Hán và từ ngữ Phật giáo tiếng Việt, trong đó, có hai điểm nổi bật đáng nói: một là từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có khả năng kết hợp khá mạnh để cấu tạo từ mới; hai là từ ngữ Phật giáo tiếng Việt có hiện tượng phân biệt ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, nhưng trong tiếng Hán không có.

5. Phân loại từ ngữ Phật giáo tiếng Hán và tiếng Việt theo đặc điểm ngữ nghĩa. Đầu tiên, chúng tôi phân chia từ ngữ Phật giáo tiếng Hán thành 2 loại lớn: từ ngữ Phật giáo chuyên dụng và từ ngữ gốc Phật. Sau đó, theo tình hình sự biến đổi nghĩa của các từ, loại từ ngữ gốc Phật lại được phân chia thành một số loại như: từ ngữ Phật giáo chuyên dụng được đưa vào từ ngữ thông dụng, từ ngữ Phật giáo trong kinh Phật được đưa vào từ ngữ thông dụng, thuật ngữ Phật giáo mất đi sắc thái Phật giáo trở thành từ ngữ đời sống, thuật ngữ Phật giáo mang sắc thái Phật giáo được đưa vào từ ngữ thông dụng v.v…Trong tiếng Việt, từ ngữ Phật giáo được phân loại theo đặc điểm sự phát triển và biển đổi nghĩa của từ. Phận loại cụ thể là: sự biến đổi nghĩa cơ bản của từ, tăng thêm hay giảm nét nghĩa của từ, sự biến đổi phạm vi nghĩa của từ, sự biến đổi sắc thái tình

cảm về mặt nghĩa của từ. Sau khi so sánh nghĩa của một số từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng: từ ngữ Phật giáo khi được du nhập vào các ngôn ngữ, một phần đã giữ nguyên nghĩa của từ, có một phần khác đã phát triển diễn biến ngữ nghĩa theo cách thức riêng biệt của mỗi một ngôn ngữ. Do vậy, tạo ra hiện tượng từ ngữ Phật giáo có sự giống nhau và khác nhau về nghĩa trong các ngôn ngữ.

Trong một khuôn khổ luận văn thạc sỹ, chúng tôi đã khảo sát, miêu tả và phân tích đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu đã thể hiện từ ngữ Phật giáo là một bộ phận tất yếu trong hệ thống từ vựng tiếng Hán và tiếng Việt. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, vì chúng tôi còn thiếu những tài liệu tham khảo về từ ngữ Phật giáo tiếng Việt, nên đối với việc đối chiếu từ ngữ Phật giáo giữa tiếng Việt và tiếng Hán chưa được nghiên cứu sâu và nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Chính (2010), Giáo trình từ pháp học tiếng Việt, Nhà xuất bản

Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt,

Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin.

3. Nguyên Thiện Giáp (2010), Các Phuong Pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nhà

xuất bản Giáo Dục Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt

Nam.

5. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục.

6. Nguyễn Văn Khang (2010), Ngôn ngữ học xã hội, Nhà xuất bản giáo dục. 7. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn

học.

8. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản

Quốc Gia Hà Nội.

9. Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu (2010), Từ điển Phật học, Nhà xuất bản Thời đại.

10.Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp

Thành Phố Hồ chí Minh.

12.Viện Ngôn ngữ học (biên tập) (2007), Từ điển Hán Việt, Nhà xuất bản Tổng

hợp TP.Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa Thông

tin. Tiếng Hán 14.丁福保,佛学大辞典,中国书店出版社,2011. 15.任继愈,中国佛教史,江苏人民出版社,2006 16.孙维张,佛源语词词典,语文出版社,2007. 17.中国社会科学院语言研究所词典编辑室编,现代汉语词典,商务印书馆, 2012. 18.钱玉莲,现代汉语词汇讲义,北京大学出版社,2006. 19.梁晓红,佛教词语的构造与汉语词汇的发展,北京语言学院出版社,1994. 20.朱瑞玫,成语与佛教,北京经济学院出版社,1989.

Một số khóa luận, luận văn, luận án

21.阮氏玉华,越南语佛教词语研究,华中科技大学,博士论文,2012. 22.阮文程,成语佛源,华中师范大学,硕士论文,2006. 23.阮玉协,佛经词语的汉化,广西师范大学,2008. 24.元恒娜,《现代汉语词典》佛源词语研究,山东大学,硕士论文,2011. 25.蒋媛,汉语佛教熟语的类型与文化特征,内蒙古大学,硕士论文,2007。 26.蒋栋元,梵汉文化的合璧——试析汉语佛教成语的一个构成特征,中国 矿业大学学报,2005. 27.顾满林,《现代汉语词典》中的佛源外来词,四川大学文学与新闻学院, 2008.

28.王郦玉,佛教文化对汉语的影响初探,宗教学研究,2005. 29.梁晓虹,汉语成语与佛教文化,语言文字应用,1993.

Từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại (có chú thích là từ ngữ Phật giáo ở mục từ)

tiếng Hán Âm Hán Việt Số trang Ghi chú 1 阿鼻地狱 a tì địa ngục 1 Avici 2 阿兰若 a lan nhà / a lan na 1 aranya 3 阿罗汉 a La hán 1 arhat 4 爱河 ái hà 5 5 庵 am 9 6 庵堂 am đường 9 7 庵子 am tử 9 8 拜佛 bái phật 32 9 宝刹 bảo sát 44 10 宝塔 bảo tháp 45 11 报应 báo ứng 49

12 贝多 bối đa 56 Pattra ;cây lá bối 13 贝书 bối sách 56 sách lá bối 14 贝叶书 sách lá bối 56 15 贝叶棕 lá bối tông 56 16 比丘 ti khâu 67 Bhiksu 17 比丘尼 ti khâu ni 67 bhiksuni 18 彼岸 bỉ ngạn 68 19 闭关 bế quan 70

20 波罗蜜 ba la 97 Paramita 21 钵 bát 98 Patra 22 钵头 bát đầu 98 23 钵盂 bát vu 98 24 钵子 bát tử 98 25 般若 bát nhã 98 Prajna 26 不二法门 bất nhị pháp môn 107 không có hai cách 27 不可思议 bất khả tư nghị 109 28 布施 bố thí 114 29 参禅 tham thiền 122 30 禅 thiền 141 dhyana 31 禅房 thiền phòng 141 32 禅机 thiền cơ 141 33 禅理 thiền lý 141

34 禅林 thiền lâm 141 tự viện 35 禅门 Thiền môn 141

36 禅趣 thiền thú 141 37 禅师 thiền sư 141

38 禅堂 thiền đường 141 Điện phật 39 禅悟 thiền ngộ 141

40 禅学 thiền học 141 41 禅院 thiền viện 141

42 禅杖 thiền trượng 141 43 禅宗 thiền tông 141 44 忏 sám 143 Ksama 45 忏悔 sám hối 143 46 超度 siêu độ 152 47 超生 Siêu sinh 153 48 超升 siêu thăng 153 49 朝顶 triều đỉnh 154 50 朝山 triều sơn 154 51 尘世 trần thế 159 52 尘缘 trần duyên 159 53 吃长斋 ngật trường trai 171 54 吃斋 ngật trai 173 55 臭皮囊 túi da thối 189 56 出家 xuất gia 188 57 出家人 người xuất gia 188 58 传灯 truyển đăng 200 59 传戒 truyển giới 200 60 慈悲 từ bi 213

61 此岸 thử ngạn 215 Bờ bên này 62 大乘 đại thừa 247

64 地狱 địa ngục 285 65 顶礼 đỉnh lễ 305 66 定力 định lực 307 67 度牒 độ điệp 323 68 阿弥陀佛 a di đà Phật 338 amitabha 69 法宝 pháp bảo 353 70 法场 pháp trường 353 71 法号 pháp hiệu 353 72 法会 pháp hồi 353 73 法力 pháp lực 353 74 法门 pháp môn 353 75 法名 pháp danh 353 76 法器 pháp khí 354 77 法师 pháp sư 354 78 法王 pháp vương 354 79 法眼 pháp nhãn 354 80 法衣 áo pháp 354 81 凡尘 phàm trần 357 82 凡心 phàm tâm 357 83 梵 phạn 365 brahma 84 梵呗 phạn bối 365 85 梵刹 phạn sát 365 chùa phật

86 梵宫 phạn cung 365 chùa phật 87 梵文 phạn văn 365 chùa phật 88 方丈 phương trượng 367 89 放生 phóng sinh 372 90 放下屠刀, 立地成佛 Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật 373 91 佛 Phật 395 92 佛典 Phật điển 395 93 佛法 Phật pháp 395 94 佛光 Phật pháp 395 95 佛号 hiệu Phật 395 96 佛教 Phật giáo 395 97 佛经 Phật kinh 395 98 佛龛 khám thờ Phật 395 99 佛老 Phật lão 395 100 佛门 Phật môn 395 101 佛事 Phật sự 395 102 佛寺 Phật tự 395 103 佛塔 Phật tháp 395 104 佛口蛇心 miệng Phật lòng rắn 395 105 佛陀 phật đà 396 Bụt

106 佛头着粪 bôi cứt đầu Phật 396 Đầu tượng Phật dính cứt chim

107 佛像 tượng Phật 396 108 佛学 Phật học 396 109 佛牙 răng Phật 396 110 佛爷 đức Phật 396 111 佛珠 tràng hạt 396 112 佛祖 Phật tổ 396 113 浮屠 phù đồ 401 114 高僧 cao tăng 432

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 98 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)