Từ phiên âm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 43 - 63)

Từ phiên âm cũng gọi là từ vay mượn, chúng là những từ ngữ được vay mượn hoàn toàn âm đọc và ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc khác. Trong từ phiên âm tiếng Hán, chữ Hán chỉ là một ký hiệu để ghi âm. Lịch sử dịch thuật của tiếng Hán đã cho rằng, từ ngoại lai bắt đầu xuất hiện trong tiếng Hán là do sự du nhập của Phật giáo. Trong “Từ điển từ ngoại lai tiếng Hán” 《汉语外来 词词典》của Lưu Chính Diện (刘正焱) và Cao Danh Khải (高名凯) đã thu thập được hơn mười nghìn từ ngoại lai, trong đó, có 1050 từ là vay mượn từ hệ thống tiếng Phạn, như vậy, chúng ta có thể thấy, từ ngoại lai tiếng Phạn là bộ phận chủ yếu để tạo thành từ ngoại lai trong tiếng Hán.

Từ phiên âm Phật giáo được chia thành hai loại: từ phiên âm hoàn toàn và từ phiên âm rút gọn

2.2.1.1 Từ phiên âm hoàn toàn

"Phiên âm là phương thức vay mượn từ vựng bằng cách theo âm đọc của

từ ngữ cho vay để ghi lại từ ngữ đó" [6, tr.52]. Các từ phiên âm Phật giáo là các

từ được phiên âm từ tiếng Phạn, ví dụ:

Tiếng Hán Tiếng Phạn Tiếng Việt 阿阇梨 Acarya a xà lê 阿弥陀 Amita a di đà 阿修罗 Asura a tu la 阿兰若 Aranyaka a lan nhà 比丘尼 Bhikchuni ti khâu ni 比丘 Bhikchu ti khâu 支那 Cina chi na 头陀 Dhatu đầu đà 释迦 S’akya thích gia 菩提 Bodhi bồ đề 僧伽 Sangha tăng già 2.2.1.2 Từ phiên âm rút gọn

Từ phiên âm rút gọn được rút ngắn trên cơ sở của những từ phiên âm hoàn toàn, những từ đa tiết được giản lược thành từ bốn âm tiết, từ ba âm tiết, từ song âm tiết, thậm chí là từ đơn âm tiết.

Từ đa tiết Từ bốn tiết Âm Hán Việt 迦遮邻底迦 迦遮邻地 ca già lâm địa 般若波罗蜜多 波罗蜜多 ba la mật đa

婆利质多罗 婆利质罗 bà lợi chất la + Từ bốn âm tiết giản lược thành từ ba âm tiết

Từ bốn tiết Từ ba tiết Âm Hán Việt 阿毗达摩 阿毗昙 a tì đàm 阿僧企耶 阿僧袛 a tăng kì 娑罗贺摩 勃兰摩 bột lan ma + Từ đa tiết giản lược thành từ song âm tiết

Đa số từ song tiết trong từ phiên âm Phật giáo đều là do những từ đa tiết rút gọn mà thành, phương thức giản lược không cố định, ví dụ: có thể giữ phần trước bỏ phần sau, có thể giữ phần sau bỏ phần trước, hoặc giữ phần giữa bỏ phần sau và phần trước. Trong Đại Từ Điển Phật Học (佛学大辞典) có 266 từ

song tiết phiên âm được hình thành bằng cách này. Ví dụ :

Từ đa tiết Từ hai âm tiết Âm Hán Việt 迦罗沙曳 袈裟 cà sa 阎摩庐迦 阎罗 diêm la 菩提萨垂 菩萨 bồ tát 三摩提 三昧 tam muội 贝多罗 贝多 bối đa 般涅槃 涅槃 niết bàn

阿罗汉 罗汉 la hán

阿阇梨 阇梨 xà lê

+ Từ đa tiết và từ song tiết giản lược thành từ đơn tiết

Trong Đại Từ Điển Phật Học (佛学大辞典),từ đơn tiết trong từ phiên

âm rút gọn có 21 từ, đều là những từ ngữ thông dụng Phật giáo. Ví dụ: Từ đa tiết Từ đơn tiết Âm Hán Việt

钵多罗 钵 Bát 劫钵 劫 kiếp 塔婆 塔 Tháp 僧伽 僧 Tăng 佛陀 佛 Phật 禅那 禅 thiền 魔罗 魔 Ma 梵览摩 梵 phạn 释迦 释 Thích 忏摩 忏 Sám

Trong từ phiên âm Phật giáo, đa số từ đơn tiết và từ đa tiết đều được sử dụng để chỉ đồ vật, nên chúng là danh từ. Đối với từ phiên âm, chữ Hán chỉ dùng để ghi âm, sử dụng chữ Hán nào để ghi âm thường không cố định, cho nên một từ có thể có nhiều cách viết khác nhau. Ví dụ: Asura (A tu la), có thể viết chữ“阿修罗”, cũng có thể viết “阿须罗”,“阿须伦” hoặc“阿苏罗”. Từ “Brahma” (Phạn ma) có thể viết bằng các cách:“梵摩”,“勃兰摩”,“婆罗贺摩”. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong cách viết này là do cách dịch của người dịch không giống nhau. Tuy nhiên,

trong quá trình sử dụng của người dân, những từ này sẽ được quy phạm hóa, chọn ra một từ làm chuẩn mực. Ví dụ : “Asura” được cố định là“阿修罗” (a tu la), “Brahma” được giản lược thành từ đơn tiết“梵”(Phạn)。

2.2.2 Từ hỗn hợp

Từ hỗn hợp do hai bộ phần cấu thành, một bộ phận là từ tố phiên âm, một bộ phần là từ tố dịch nghĩa. Đây là một hình thức tạo từ khi những từ ngoại lai du nhập vào tiếng Hán. Mô hình là:

Thành tố phiên âm + thành tố dịch nghĩa. Ví dụ: Motor car→摩托车 (mo tuo+che)

Jeep car→ 吉普车 (ji pu+che)

Thành tố dịch nghĩa + thành tố phiên âm. Ví dụ: Icecream → 冰淇淋 (bing+qi ling)

Apple pie → 苹果派 (ping guo + pai)

Đối với từ ngoại lai tiếng Hán, có thể là sự kết hợp giữa từ tố phiên âm và từ tố dịch nghĩa, kết hợp giữa phiên âm với việc thêm yếu tố chỉ loại. Ví dụ:

Beer → 啤酒 (pi +jiu) golf → 高尔夫球 (gao er fu+ qiu) Card→ 卡片 (ka +pian) jazz→ 爵士+舞 (jue shi+ wu)

Trong tiếng Hán hiện đai, còn có những phương thức khác để cấu tạo từ hỗn hợp. Do sự du nhập của Phật giáo, trong từ vựng tiếng Hán đã xuất hiện rất nhiều từ hỗn hợp Phạn Hán, tức là 1 từ tố Phạn +1 từ tố Hán. Từ ngữ Phật giáo theo phương thức cấu tạo này được chia nhỏ thành 4 loại như sau:

2.2.2.1 Từ tố phiên âm + danh từ chỉ loại(Phạn+Hán) + Từ song tiết

佛土 (Phật thổ) 佛像 (Phật tượng) 佛法 (Phật pháp) 佛经 (Phật kinh) 禅门 (thiền môn) 禅师 (thiền sư) 禅房 (thiền phòng) 禅法 (thiền pháp) 僧侣 (tăng lữ) 僧人 (tăng nhân) 僧事 (tăng sự) 僧物 (tăng vật) Trong những từ ngữ như trên, từ “佛” (Phật) là từ phiên âm rút gọn của “佛陀”(Phật đà), nguyên nghĩa là bậc giác ngộ, giác già, cũng là quả vị cao nhất trong tu hành Phật giáo. Từ“禅” (thiền) là từ phiên âm rút gọn của từ “禅 那” (thiền-na), nghĩa là trầm tư mặc tưởng hoặc tĩnh lự. Từ “僧” (tăng) là từ phiên âm rút gọn của “僧伽” (tăng -già), nghĩa là chỉ hội đoàn của các vị tỉ khâu. “佛”(Phật),“禅”(thiền), “僧” (tăng) đều là từ phiên âm của tiếng Phạn, chúng có thể kết hợp với những danh từ tiếng Hán để cấu thành từ ghép song tiết. Các từ “土” (thổ), “像” (tượng), “法” (pháp), “经” (kinh), “门” (môn), “师” (sư), “人” (nhân) là danh từ chỉ loại.

+ Từ ba tiết

涅槃山 (niết bàn+sơn) 涅槃经 (niết bàn+ kinh) 涅槃宗 (niết bàn+ tông)

般若字 (bát nhã+ tự) 般若会 (bát nhã +hội) 般若经 (bát nhã+ kinh) Từ“涅槃” (niết bàn) là từ phiên âm rút gọn của từ“般涅槃” (bát-niết-bàn), nghĩa là viên tịch, cũng là mục tích tu hành của Phật giáo. “般若” (bát nhã) là từ phiên âm rút gọn của “般若波罗蜜” (bát nhã ba la mật), nghĩa là trí tuệ.

+ Từ bốn tiết

婆罗门教 (Bà La môn +giáo) 婆罗门会 (Bà La môn +hội) 弥陀名号 (di đà +danh hiệu) 弥陀本愿 (di đà +bản nguyện) 释迦氏谱 (thích ca + thị phổ) 释迦钵印 (thích ca+ bát ấn)

Từ“婆罗门”(Bà La môn) là từ phiên âm của tiếng Phạn “Brahmana”, nghĩa là thanh tịnh, là danh từ chỉ một cấp, một hạng người tại Ấn Độ. “弥陀” (di đà) là từ phiên âm của tiếng Phạn “Amitabha", nghĩa là tên gọi của một vị Phật quan trọng, là giáo chủ của cõi Cực lạc.“释迦”(thích ca) là từ phiên âm của tiếng Phạn “Sakya”, là dòng dõi quý tộc, gốc của vị Phật lịch sử Tất-đạt-đa.

Đối với những từ hỗn hợp Phật giáo như trên, từ tố tiếng Phạn làm thành phần tu từ, từ tố tiếng Hán là yếu tố chỉ loại, hai từ tố kết hợp với nhau để cấu tạo thành những danh từ và cụm từ cố định, theo phương thức cấu tạo từ, đa số từ hỗn hợp đều là cấu trúc chính phụ.

2.2.2.2 Từ tố tiếng Hán+ từ tố phiên âm(Hán+Phạn) 佛 (Phật):念佛 (niệm Phật) 欢喜佛 (hoan hỉ+ Phật) 无量寿佛 (vô lượng thọ +Phật)

禅 (thiền):坐禅 (tọa thiền) 参禅 (tham thiền) 僧 (tăng): 高僧 (cao tăng) 云水僧 (vân thủy +tăng)

观世音+菩萨 (Quan Thế Âm+bồ tát) 降龙+罗汉 (hàng long+ la hán) 传戒+和尚 (truyển giới + hòa thượng)

Những từ hỗn hợp Hán Phạn như trên đều là từ ngữ thông dụng được sử dụng phổ biến trong Phật giáo, đối với mỗi một từ, phần sau là từ phiên âm tiếng Phạn, làm thành phần chính, phần trước là từ tiếng Hán, làm thành phần tu từ, theo phương thức cấu tạo từ, đa số từ hỗn hợp là cấu trúc chính phụ.

2.2.2.3 Chữ Hán mới (dùng để dịch) +từ tố tiếng Hán

Những người dịch kinh không chỉ sử dụng chữ Hán tạo ra từ mới, cũng theo âm dịch của tiếng Phạn kết hợp với quy tác cấu tạo chữ Hán để tạo ra

những chữ mới để đáp ứng nhu cầu của cấu tạo từ ngữ Phật giáo. Ví dụ:

魔 (ma):là từ phiên âm rút gọn của“魔罗” (ma la),trong thời kỳ đầu dịch kinh Phật,họ đã vay mượn chữ“磨”(ma). Nhưng vào thời Nam-Bắc Triều, Lương Vỗ Đế thay“石”thành“鬼”, tạo ra chữ魔 (ma). Tại sao có sự thay đổi như vậy? Là vì trong tiếng Hán và tiếng Phạn, nghĩa của“鬼神”(quỷ thần) và nghĩa của“魔罗”(ma la) gần nhau. Do vậy, theo phương thức hình thành cấu tạo chữ của tiếng Hán, họ đã dần tiếp nhận chữ“魔”(ma), đồng thời trong kinh dịch hàng loạt từ ngữ Phật giáo có yếu tố“魔”(ma) ra đời. Ví dụ :

魔王 (ma vương) 魔女 (ma nữ) 魔界 (ma giới) 魔宫 (ma cung) 魔鬼 (ma quỷ) 魔障 (ma chướng) 心魔 (tâm ma) 业魔 (nghiệp ma) 钵 (bát):là từ phiên âm rút gọn của tiếng Phạn“Patra”, có thể dịch thành tiếng Hán“波多罗”hoặc“钵多罗”. Nghĩa của“钵” (bát) là một trong sáu đồ vật của tăng ni Phật tử, nghĩa là bát ăn cơm của nhà sư. Trong tiếng Hán đã có chữ“盋”, nghĩa và âm của nó gần nhau với từ tiếng Phạn “Patra”, nhưng người ta tạo ra chữ “钵” (bát) khác biệt với“盋”để gọi tên đồ vật Phật giáo chuyên dụng, sau đó dần dần đã xuất hiện nhiểu từ hỗn hợp có yếu tố“钵” (bát). Ví dụ : 钵盂 (bát vu), 钵盖 (bát cái), 钵器 (bát khí), 铁钵 (thiết bát), 衣钵 (y bát) v.v…

梵 (Phạn):là từ phiên âm rút gọn của từ tiếng Phạn“Dharma”hoặc“Brahman”. Chữ梵 (Phạn) trong sách cổ tiếng Hán chưa có, trong quá trình dịch kinh Phật mới bắt đầu xuất hiện, chữ này do những người dịch kinh Phật tạo ra. Chữ“梵” (Phạn) vốn là danh từ được sử dụng trong Đạo Bà La môn của Ấn Độ cổ, nghĩa là thanh tịnh. Sau sự ra đời của Phật giáo, “梵” (Phạn) có quan hệ mật thiết với “Phật”.

“梵” (Phạn) cũng tạo ra nhiều từ mới tiếng Hán, ví dụ:

梵 典 (Phạn điển), 梵 众 (Phạn chúng), 梵 学 (Phạn học), 梵 书 (Phạn sách).Từ“梵”(Phạn) trong những từ này có nghĩa tương tự với từ “Phật”, vì tiếng Phạn là ngôn ngữ viết của người Ấn Độ cổ, cho nên“梵” (Phạn) cũng chỉ tiếng Phạn.

茉莉 (mạt lị):là từ phiên âm của tiếng Phạn“Mallika”,đây là tên gọi của một loại hoa,“Mallika”được phát hiện tại Ấn Độ. Trong kinh Phật cũng có những từ phiên âm của“Mallika” là“抹利” (mạt lợi), “没利” (một lợi), “末丽” (mạt lệ)”, mãi đến trong tác phẩm《本草纲目》(Bản Thảo Cương Mục) của Lí Thì Thân vào đời nhà Minh, từ 茉莉 (mạt lị) mới được xuất hiện và bắt đầu sử dụng để chỉ hoa nhài. “茉莉花” (mạt lị hoa) là một từ hỗn hợp Phạn Hán.

菩萨 (bồ tát): là từ phiên âm rút gọn của tiếng Phạn“菩提萨垂” (Bodhisattva). Trong tiếng Hán cổ chưa có chữ “萨”,người ta dịch sang tiếng Hán là“扶薛”phù tiết),sau này vì có “菩” (bồ) mà tạo ra “萨” (tát), 菩萨 (Bồ tát) đã trở thành từ ngữ Phật giáo được sử dụng phổ biến vào thời Nam-Bắc Triều, đồng thời 菩萨 (bồ tát) với vai trò làm từ tố Phật giáo cũng tạo ra nhiều từ hỗn hợp Phật giáo thông dụng :“观世音菩萨” (Quan Thế Âm bồ tát)“普贤 菩萨”(Phổ Hiền bồ tát),“地藏菩萨”(Địa Tạng bồ tát).

Từ những ví dụ trên, có thể thấy, số lượng của chữ Hán mới dùng để dịch không nhiều, nhưng khả năng kết hợp của chúng rất cao và có ảnh hưởng lớn tới từ vựng tiếng Hán. Không chỉ sử dụng trong Phật giáo, mà những chữ Hán mới dùng để dịch cũng dần dần đi vào ngôn ngữ sinh hoạt tiếng Hán và tạo ra nhiều tù mới. Ví dụ : chữ “魔”(ma), trong tiếng Hán hiện đại có từ ngữ “病魔”

(bệnh ma),“魔术”(ma thuật),“魔力” (ma lực) v.v…

2.2.2.4 Kết hợp giữa từ gần nghĩa tiếng Phạn với tiếng Hán

Trong những từ hỗn hợp Phạn Hán, có một phương thức cấu tạo từ là sự kết hợp giữa hai từ tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, trong đó có một từ tố tiếng Hán và một từ tố tiếng Phạn. Đây có thể được coi là phương thức chủ yếu cấu thành từ song âm tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

尼姑 (ni cô): Phật giáo Ấn Độ gọi sư nữ là “比丘尼” (Tỉ khâu ni) “尼” (ni) chỉ nữ giới trong tiếng Phạn. “姑”(cô) là thành tố tiếng Hán, trong tiếng Hán cổ cũng để chỉ phụ nữ, hai từ cùng nghĩa này kết hợp với nhau tạo thành từ “尼姑”(ni cô).

刹土 (sát thổ):“刹” (sát) là từ rút gọn của“刹多罗” (sát đa la),nguyên nghĩa là đất, cõi, đất nước. Thành tố tiếng Hán “土” (thổ) cũng là “đất”, cho nên hai thành tố một Phạn một Hán gần nghĩa này kết hợp với nhau tạo ra từ “刹土” (sát thổ).

钵盂 (bát vu): “钵” (bát) là chữ Hán mới tạo ra, là một thể viết khác của chữ “盋”. Hơn nữa, trong tiếng Hán, “盋” (bát) và“盂” (vu) lại là hai từ gần nghĩa,cùng để chỉ đồ đựng thức ăn. Vì vậy, “钵盂” (bát vu) là từ được tạo ra do sự kết hợp giữa từ gần nghĩa tiếng Phạn và tiếng Hán.

魔鬼 (ma quỷ): “魔” (ma) có nhiều nghĩa,nhưng trong khái niệm tâm lý của dân tộc Hán, đặc trưng cơ bản của “魔” (ma) gần giống với “鬼” (quỷ), do vậy, tạo ra từ song âm tiết “魔鬼” (ma quỷ).

2.2.3 Từ dịch nghĩa

dung (ngữ nghĩa) là được vay mượn, còn toàn bộ hình thức bao gồm ngữ âm, chữ viết, hình thái-cấu trúc là của ngôn ngữ bản địa. Trong tiếng Hán, đa số từ ngữ Phật giáo được tạo ra thông qua phương thức này .

Trong khi dịch nghĩa của từ ngữ Phật giáo, có nhiều phương thức cấu tạo từ có thể sử dụng, dưới đây chúng tôi sẽ tiến hành phân tích 2 trong số những phương thức ấy:

2.2.3.1 Phép tỉ dụ của từ ngữ Phật giáo

Xuất phát từ phương pháp cấu tạo từ tu từ học, trong quá trình dịch nghĩa từ ngữ Phật giáo, phép tỉ dụ là một phương pháp dược sử dụng phổ biến nhất. Có hai loại hình tỉ dụ như sau :

+ Phép minh dụ (so sánh):

Đây là một kiểu tỉ dụ, đặc trưng của minh dụ là so sánh rõ ràng, đối tượng so sánh và được so sánh đều xuất hiện, và thường dụng từ so sánh “như” để tạo thành một hình thức ngữ nghĩa cố định là: đối tượng so sánh+như +đối tượng được so sánh (…giống như…)

Ví dụ :

- Lấy “法” (pháp) làm đối tượng so sánh:

法水 (pháp thủy): Phật pháp giống như nước, có thể bỏ ra phiền não của chúng sinh .

法船 (Pháp thuyền): Phật pháp giống như thuyền, có thể đưa người qua sinh tử hải đến bờ Niết-Bàn.

法雨 (Pháp vũ): Phật pháp giống như mưa, có thể nuôi dưỡng vạn vật. 法云 (pháp vân): Phật pháp giống như mây, có thể che phủ mọi vật.

Trong Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典), có 24 từ minh dụ lấy từ tố

“法”(pháp) làm đối tượng so sánh .

- Lấy “心” (tâm) làm đối tượng so sánh :

心地 (tâm địa), trái tim giống như đất ,có thể nuôi dưỡng vặn vật. 心花 (tâm hoa),trái tim của chúng sinh thanh tịnh như hoa

心镜 (tâm kính), trái tim như gương, có thể nhìn rõ bản chất của thế giới.

Trong Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典), có 14 từ Minh dụ lấy từ tố “心”(tâm) làm đối tượng so sánh .

Trong từ ngữ Phật giáo tiếng Hán,“海”(hải) là một từ tố rất linh hoạt, Trong Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典) có 28 từ ngữ Phật giáo lấy “海” (hải) làm đối tượng được so sánh, ví dụ như: 法海 (pháp hải), 学海 (học hải), 爱海 (ái hải), 心 (tâm hải),欲海 (dục hải) v.v…

Đa số đối tượng so sánh của từ minh dụ là danh từ Phật giáo và thuật ngữ phổ thông, ví dụ: 法 (Pháp), 心 (tâm), 爱 (ái), 色 (sắc), 身 (thân), 苦 (khổ), 福 德 (phức đức), 生 死 (sinh tử) v.v… Đối tượng được so sánh thông thường lại là những danh từ chỉ một sự vật cụ thể, ví dụ : 云 (mây), 雨 (mưa), 海 (hải),花 (hoa), 眼 (mắt),田 (ruông), 地 (đất) v.v… Từ tố so sánh và từ tố được so sánh cấu thành một từ, trong đó, một đối tượng so sánh có thể kết hợp với nhiều đối tượng được so sánh, một đối tượng được so sánh có thể kết hợp với nhiều đối tượng so sánh, đối tượng so sánh là một khái niệm trừu tượng, kết hợp với một đối tượng được so sánh được hình tượng hóa, đây chính là

đặc trưng của từ minh dụ. + Phép ẩn dụ

Phép ẩn dụ là việc sử dụng tên gọi của sự vật này để biểu hiện sự vật khác hoặc khái niệm khác dựa trên cơ sở tư duy và ngôn ngữ. Sử dụng phép ẩn dụ để cấu tạo từ tức là các từ tố tạo thành từ ghép không biểu thị ý nghĩa của từ nhưng từ ghép được tạo thành lại mang một ý nghĩa hoàn chỉnh, thể hiện một khái niệm nào đó. Ví dụ :

根器 (căn khí):Nhà Phật dùng根器 (căn khí) biểu hiện năng lực tâm linh của con người, vì căn khí khác nhau, nên năng lực lý giải Phật pháp của mỗi người là khác nhau. Từ đó có thể dựa theo “căn khí ” của từng người mà áp dụng những phương pháp khác nhau.

龟毛兔角 (quy mao thố giác): nghĩa đen là lông rùa sừng thỏ, bởi thỏ không có sừng, rùa không có lông, cho nên nhà Phật dùng từ này để nói về những sự vật chỉ có trong trí tưởng tượng, biểu hiện giáo lý “hư vô”.

火坑 (hỏa khang): nguyên nghĩa là hầm lửa, cũng chỉ nơi nguy hiểm hoặc cảnh sống bi thảm, nhưng nhà Phật dụng từ này chỉ Tam ác: địa ngục, quỷ đói và súc vật. Chúng sinh khi chết sẽ phải chịu mọi loại tra tấn của Tam ác do kết quả của những việc ác đã làm trong tiền kiếp.

2.2.3.2 Cấu trúc ngữ pháp của từ ngữ Phật giáo

Cấu trúc ngữ pháp của từ ngữ Phật giáo gồm các kiểu như sau: + Cấu trúc chính phụ

Trong tiếng Hán, cấu trúc chính phụ tức là một từ tố làm trung tâm, từ tố còn lại đóng vai trò bổ sung, tu từ cho từ tố chính. Thông thường, từ tố chính ở

sau, từ tố phụ ở trước, đây là hình thức chủ yếu của từ ghép Phật giáo. Ví dụ: - Nhóm từ chỉ tính chất của sự vật:

法宝 (pháp bảo) 法王 (pháp vương) 法门 (pháp môn) - Nhóm từ chỉ số lượng của sự vật:

一念 (nhất niệm) 三界 (tam giới) 六根 (lục căn)

Trong quan hệ chính phụ, động từ làm từ tố trung tâm không nhiều, thông

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 43 - 63)