Dư luận xã hội khi bàn về tiền và tính dục

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ TÍNH DỤC (Trang 31 - 35)

1. Dư luận của công chúng khi đọc “Giông tố”

“Giông tố” là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của Vũ Trọng Phụng đã chịu nhiều làn sóng gió dư luận khác nhau và vị trí của tác phẩm ấy đến nay đã được xác lập trong nền văn học nước nhà. Ta có thể chia làn sóng dư luận thành hai cột mốc chính là trước và sau 1945.

1.1. Trước năm 1945

Theo Phạm Thế Ngũ thì tiểu thuyết “Giông tố” “đã làm nổi danh tức thì một tiểu thuyết gia, bên cạnh một nhà phóng sự đã biết”, quả đúng là “như một quả bom lớn giữa làng văn khi đó”. Ấy vậy mà trên báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn, Nhất Chi Mai đã lên án toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng : “Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen, một bộ óc đen và cả một nguồn văn cũng đen nữa.”

Trong khi đó Trương Chính lại khẳng định “Vũ Trọng Phụng là một tiểu thuyết gia có óc quan sát và nhiều kinh nghiệm (Dưới mắt tôi).”

Tuy nhiên có ý kiến của Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” (tập 3, NXB Tân dân, 1965) đã nêu lên ảnh hưởng của Freud đối với ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Như nói về nhân vật Mịch trong “Giông tố”, ông nhận xét: “Thị Mịch về nhà riêng Nghị Hách đã bị lão bỏ lửng, mặc nàng ôm bụng mà buồn rầu tựa cửa sổ, đứng trên gác nhìn xuống đường. Rồi từ một cô gái ngây thơ, Mịch hóa ra một đàn bà oán giận, muốn tưởng tượng cho mình một cảnh dan díu vỡi những khách qua đường để báo thù lại kẻ đã đầy đọa tấm thân mình. Cái đoạn ấy là một đoạn thật hay. Trước khi đưa ta đến cái việc sắp xảy ra (việc Mịch hiến thân cho Long), tác giả đã mở bộ óc Mịch ra cho ta thấy, chẳng khác nào một người thở máy mở cho ta xem các bánh xe và ống dẫn hơi nước, trước khi cho ta thấy động cơ bên ngoài. Đến khi quyển Giông tố ra đời, tôi đã đọc từ đầu đến cuối và cái đoạn tôi vừa kể tác giả là một đồ đệ của Freud, tác giả tả Thị Mịch vừa giản dị, vừa tỉ mỉ. Một cô gái quê khỏe mạnh vốn nhà nghèo, đã “biết mùi đời” trong một cái xe hơi hòm kín đáo bây giờ lại sa vào cảnh nhàn hạ, phong lưu, cái cảnh làm cho khối óc non nớt dễ mơ tưởng đến những

điều dâm dục.”

Nhìn chung thì những ý kiến, làn sóng dư luận về tác phẩm “Giông tố” trước cách mạng còn khá ít ỏi, chưa thật sâu sắc nhưng đã ít nhiều cảm nhận được vai trò của tác giả đối với nền văn học Việt Nam.

1.2. Sau năm 1945

Sau cách mạng, xu hướng chug là khẳng định Vũ Trọng Phụng như là một nhà văn hiện thực phê phán có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Như nhóm Lê Quý Đôn trong “Lịch sử văn học Việt Nam” đã đánh giá khá cao tiểu thuyết “Giông tố” : “Đối với Thị Mịch, nạn nhân của Giông tố ngòi bút của Vũ Trọng Phụng cũng không đều. Đoạn đầu ông tả Thị Mịch là một cô gái quê hiền lành chất phác, giản dị và khi bị Nghị Hách làm nhục ông có tỏ ra một chút thương hại. Nhưng về sau dưới ngòi bút của ông, Thị Mịch trở thành nạn nhân dâm đãng và có những cử chỉ của một kẻ vô duyên đáng ghét của một người đang ở cảnh nghèo khó bỗng được sống trong một cảnh giàu có, phong lưu.”

Năm 1987, trong quyển Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét : “Nhân vật trong Giông tố không chỉ toàn là những người vô nghĩa lý. Lẻ tẻ thấy xuất hiện trong tác phẩm một số nhân vật được tác giả miêu tả như những con người biết sống có nghĩa lý.” Ta có thể thấy nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh vào sự đa dạng trong hệ thống nhân vật của Vũ Trọng Phụng thông qua tác phẩm “Giông tố”.

Sóng gió nổi lên với Vũ Trọng Phụng khoảng đầu năm 1958, khi mà xuất hiện nhiều ý kiến cực đoan phê phán nặng nề Vũ Trọng Phụng. Song bên cạnh đó vẫn có nhiều ý kiến tỉnh táo trên cơ sở khoa học nghiêm túc đánh giá.

Thời kỳ này ở đô thị miền Nam, giới nghiên cứu cũng dành sự quan tâm cho sáng tác của Vũ Trọng Phụng đó là Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Nghiễm Mậu....

Từ 1987 đến nay thì tên tuổi nhà văn lại được nhìn nhận lại trên tinh thần đổi mới và được phục hồi một cách trân trọng bằng sự kiện xuất bản tuyển tập tác phẩm của ông tại Hà Nội và sau đó in ấn lại hầu hết các tác phẩm của ông, đặc biệt là “Số

đỏ” và “Giông tố”.

2. Liên hệ các vấn đề trong “Giông tố” với các vấn đề của xã hội ngày nay 2.1. Tệ nạn hiếp dâm 2.1. Tệ nạn hiếp dâm

Sự việc đêm “bi kịch” mà Nghị Hách hiếp dâm Mịch trong đêm mở đầu cho tác phẩm “Giông tố” là chi tiết rất quan trọng không những trong tác phẩm thời bấy giờ mà còn có giá trị cho đến tận ngày nay.

Trong tác phẩm, Nghị Hách cho mình là có tiền mà thoải mái làm những điều thỏa mãn cho bản thân kể cả việc dễ dàng cướp đi một đời trinh trắng của một cô gái. Đó là điều đã rất đáng lên án trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Ấy thế mà trong cái xã hội hiện đại như bây giờ, mọi thứ đều hiện đại lên, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những con người thậm chí là rất nhiều những con người đem cái dâm dục như cái “đen” trong Nghị Hách làm hại rất rất nhiều những cô gái vô tội. Ngày ấy là một Nghị Hách giàu có, nhưng bây giờ là những tên “yêu râu xanh” chẳng có danh tính địa vị gì cũng làm được chuyện đó, ngày ấy là cô Mịch trẻ đẹp, bây giờ không những là những “cô Mịch” mà còn là những bé trẻ em, thanh thiếu niên là nạn nhân của nạn hiếp dâm.

Mịch bị hiếp do đâu? Do chính việc Mịch không ý thức được việc giữ thân mình trước kẻ lạ, Mịch không được giáo dục về tâm sinh lý bởi ở cái thời phong kiến đó được cho là chuyện chả hay ho gì. Còn thời nay, công nghệ quá phát triển, vấn đề này cũng đã được đề cập đến nhiều hơn nhưng truyền thống người Việt xưa nay là thế, họ vẫn không thể cởi mở khi nhắc đến chuyện giáo dục giới tính, điều đó đã gây nên cái mặt trái nguy hiểm của công nghệ, trẻ em ngày càng dễ dàng tiếp cận với những văn hóa phẩm đồi trụy tràn lan trên mạng xã hội mà không phải để tìm hiểu theo nghĩa tích cực nên những tên “yêu râu xanh” đã lạm dụng điều đó mà tấn công. Theo báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng cho thấy, có đến 40% tội phạm đã xem phim sex, uống rượu trước khi thực hiện hành vi phạm tội, 30% là do các mối quan hệ lỏng lẻo trong gia đình đã khiến tội phạm cũng chính là những người thân trong gia đình hay có quen biết với gia đình nạn nhân và 30% là do những tác nhân khác. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Nếu trước đây nạn xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu xảy ra ở các vùng dân cư thưa thớt, hẻo lánh hay các vùng ngoại thành, thì hiện nay ngày càng nhiều vụ

được phát hiện ở các đô thị, thành phố lớn mà nạn nhân chủ yếu là các bé gái dưới 16 tuổi. Đáng báo động hơn nữa là tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi cũng khá cao, như ở Hà Tĩnh, tỷ lệ này chiếm đến 33%. Nói một cách khái quát thì nguyên nhân của tệ nạn xâm hại tình dục là tác động của một lối sống thực dụng, sa đọa lại được dung dưỡng trong một bối cảnh mà sự phối hợp quản lý giữa gia đình và nhà trường và xã hội chưa hợp tình hợp lý cùng với khả năng nhận thức để phòng vệ của các nạn nhân chưa cao và nhất là công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ.

Tệ nạn hiếp dâm để lại rất nhiều hậu quả đau đớn cho cả nạn nhân và gia đình cũng như Mịch trong tác phẩm “Giông tố”. Và ngày nay thì hậu quả đó vẫn là “giông tố”. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm con người. Những cô gái như Mịch là nạn nhân thì hậu quả còn chua xót hơn nếu mang thai nhưng không có Nghị Hách nghĩa là phải một mình nuôi con khi chưa đủ khả năng, thậm chí ngày nay là những cô bé mới vừa dậy thì, không đủ khả năng giữ lại cái thai mà phải nạo phá thai, một điều thực sự tồi tệ cho sức khỏe của nạn nhân và nhân đạo con người. Chính vì thế mà chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp để loại bỏ những tên Nghị Hách hay “yêu râu xanh” trong xã hội ngày nay. Và không nên tạo nên những cô Mịch ngây thơ, không được giáo dục giới tính mà cần cởi mở hơn trong vấn đề này để đẩy xa tệ nạn hiếp dâm.

2.2. Ngoại tình và loạn luân

Ngoại tình và loạn luân có thể nói là đỉnh điểm của sự tha hóa trong con người những kẻ vốn thiện lành như Mịch và Long. Bi kịch này dẫn đến cái kết bi thảm cho kẻ đã gây ra. Ngày nay vẫn còn rất nhiều những con người như vậy, chính vì cái tính dục ấy mà đi làm những điều trái với đạo lý lương tâm để rồi lãnh hậu quả không những cho bản thân mà còn cho những người thân xung quanh.

Mịch trong “Giông tố” ngoại tình là do vẫn còn thương người cũ, không tìm thấy một chút tình cảm ở người chồng mới mà sinh tật. Còn ngày nay không những vậy, thậm chí họ đang sống trong một gia đình hạnh phúc nhưng vẫn ngoại tình, hẳn là vì tính dục, dâm đãng trong chính bản chất tha hóa của họ. Điều này trái với chuẩn mực xã hội nên được cho là gian dâm, thông gian, không chung thủy. Ảnh hưởng tới

hạnh phúc gia đình, quan hệ bị tác động mạnh nhất là vợ-chồng (sự ghen tuông), tiếp đến là quan hệ giữa cha-con và mẹ-con. Có thể hạnh phúc sau đó vẫn được hàn gắn do những người trong cuộc thực sự muốn tiếp tục gắn bó, bỏ qua lỗi lầm cho người kia và người có lỗi thực sự ân hận không tái phạm để giữ hạnh phúc gia đình hiện có và sau này. Những vụ ly hôn, làm tan vỡ các gia đình. Sự không chung thủy của một hoặc cả hai vợ chồng chính là nguyên nhân của khá nhiều vụ ly hôn. Có không ít trường hợp, những người đi ngoại tình đã ly hôn vợ/chồng hiện tại để lấy người tình, lập ra những gia đình mới. Khi hai người đi đến quan hệ tình dục, có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa con ngoài giá thú. Cũng chính vì ngoại tình mà không biết bao nhiêu gia đình đã tan nát, sa đọa, con cái hư đốn, thậm chí là dẫn đến những cái chết do quá đau khổ. Nên để tránh vấn đề này mỗi gia đình cần tự xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình, không nên sống chỉ vì nhu cầu của bản thân, mà sống có trách nhiệm và ý thức hơn.

Trong tác phẩm Long đã kết hôn với Tuyết mà họ chẳng hay biết rằng họ đều là con của Nghị Hách tức là anh em ruột. Chính là cảnh loạn luân trong bi kịch một gia đình, họ đã kết hôn cận huyết thống và kết cục là không thể giữ được đứa con của Tuyết. Vấn đề loạn luân cũng là một việc hết sức nhức nhối trong xã hội không chỉ xưa mà còn nay. Trong tác phẩm là do vô ý nhưng hiện thực có rất nhiều trường hợp cố ý cũng chỉ vì cái thói dâm dục đáng trách trong một con người. Rất nhiều sự việc xảy ra như chú quan hệ với cháu, anh quan hệ với em, thậm chí là cha con… Họ làm những điều này chỉ để phục vụ cho nhu cầu thể xác nhưng đâu ý thức được rằng hậu quả của nó nghiêm trọng đến thế nào. Nó làm tan vỡ hạnh phúc của gia đình, mất cái giá trị đạo đức của một con người, nghiêm trọng nhất là nếu mang thai thì đứa bé sẽ chịu những di chứng nghiêm trọng do cận huyết thậm chí là không giữ được

Tất cả xảy ra cũng do cái tính dục tiêu cực mang đến, sẽ chẳng có gì đáng lên án nếu nhưng cái tính dục đó là tích cực, là hợp lý. Để thỏa mãn nhu cầu bản thân là không đáng trách nhưng phải ý thức được đâu là đúng đắn, phải biết kiểm soát bản thân khỏi những điều sai trái để tránh gây hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cả xã hội.

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ TÍNH DỤC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)