Tính kịch, phóng sự

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ TÍNH DỤC (Trang 25 - 28)

IV. Thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong “Giông tố”

3. Tính kịch, phóng sự

Tính kịch

“Giông Tố” là một tấn đại bi kịch dày đặc những mâu thuẫn của toàn xã hội, bi kịch từ trong nhà, từ trong con người, đến phạm vi một đất nước. Cái ngột ngạt, tuyệt vọng ở tầm vĩ mô, điển hình hơn, cao hơn các tiểu thuyết khác. Trong khi Xuân Tóc Đỏ mở màn “Số đỏ” một cách đĩ thõa với hình ảnh chim chị hàng mía, bằng hành động sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình… Còn “Giông tố” lại ra mắt người đọc bằng một cuộc hiếp dâm của doanh gia triệu phú Tạ Đình Hách, trong một chiếc xe hòm, dưới một đêm trăng to tròn sáng vằng vặc, mà đối tượng là cô gái quê Thị Mịch đang trên đường gánh rạ về làng. Lần lượt các yếu tố ngẫu nhiên được được xuất hiện trong tác phẩm. Những sự ngẫu nhiên này, ngay từ lúc mở màn đã rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng một cách tự nhiên, có tính chân thực. Làm tiền đề khắc hoạ hình ảnh nhân vật, tạo dựng tình huống, xây dựng một không khí mở màn lôi cuốn. Một bi kịch giữa người hiếp và người bị hiếp mở màn cho rất nhiều bi kịch khác.

Tiếp đến là những yếu tố ngẫu nhiên đan xen, chồng chéo lên nhau, tạo thành một hệ thống ngẫu nhiên phức tạp, ngầm xây dựng nên một tấn bi kịch mà người trong gia đình, ngoài xã hội đều không thể ngờ đến. Thị Mịch có chửa, đứng trước đàm tiếu của người đời và nỗi nhục cho cả Quỳnh thôn, ông đồ Uẩn đang từ chối bỗng thay đổi

lại đồng ý. Ông huyện Cúc Lâm vốn được tác giả miêu tả liêm chính, cương trực bỗng chốc lại thay đổi sắc thái và hành động xử án. Thị Mịch trở thành một nhân vật rắc rối, dâm đãng, nhất là có những cử chỉ vô duyên, đáng ghét của người đang ở cảnh nghèo khổ, bỗng được đổi sang sống trong cảnh giàu có, phong lưu. Nghị Hách không bao giờ ngờ rằng Thị Mịch lại là vợ chưa cưới của con hắn, mà cũng không bao giờ ngờ rằng một thằng mồ côi như Long lại chính là con đẻ của hắn. Còn Long cũng không bao giờ ngờ mình là con của Nghị Hách, và càng không thể ngờ hơn vợ chưa cưới cùng đứa con trong bụng lại chính là Tuyết em gái mình, Long còn thông dâm với Thị Mịch khi Thị Mịch đã làm lẽ Nghị Hách có nghĩa là thông dâm với vợ lẽ của bố. Cả Long và Mịch đều thay đổi nhanh chóng về số phận và về tính cách. Sự biến chất của Long và Mịch đã được Vũ Trọng Phụng cắt nghĩa bằng quan niệm riêng. Theo ông, chính hoàn cảnh, cụ thể là “cái bả vật chất” đã có sức cám dỗ ghê gớm, làm biến chất con người, hầu như không ai đủ sức cưỡng lại. Quay trở lại về mặt ngẫu nhiên, trong lúc đó thì “bà Nghị” lại ăn nằm với ông già Hải Vân đẻ ra Tú Anh, rồi chính “bà Nghị” cũng lại ăn nằm với một thằng cung văn khiến Nghị Hách tức giận đến không thể bóp còi súng.

Chuyện trong Giông tố thật hết sức rắc rối. Bố trí chừng ấy chi tiết ăn khớp với nhau cho được mạch lạc, rồi “gỡ nút” ra cho được tự nhiên. Trong kịch tính, yếu tố ngẫu nhiên bao giờ cũng bao hàm một yếu tố mới mẻ có nội dung, thông tin mang sức hấp dẫn. Tất cả các yếu tố ngẫu nhiên được tập kết, những tình tiết bất ngờ không thể ngờ đến tạo thành một mạch nước ngầm, chảy âm thầm dưới lòng đất, chung quy lại đều đi về một hướng. Đó là đỉnh điểm của kịch tính.

Số phận đổi thay kéo theo lòng người biến chất, qua cơn giông tố tất cả đều bát nháo, đều đảo điên, khiến các nhân vật cũng phải thay đổi thái độ với nhau thật mau lẹ. Công cuộc sắp xếp lại các quan hệ một cách hấp tấp đã làm cho nhiều nhân vật giẫm đạp vào nhau, chơi xỏ nhau, tạo thành những màn bi hài kịch, tô đậm sự tráo trở của con người, sự thối nát của xã hội…

Trong kịch, cái ngẫu nhiên bao giờ cũng mang tính mới mẻ, tình tiết độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn và hứng khởi đặc biệt, đồng thời khơi dậy nội dung, khắc

họa chân dung nhân vật tạo cơ sở đi đến việc điển hình- điều quan trọng tạo nên mức độ thành công của tác phẩm.

Yếu tố phóng sự

Phóng sự, một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh. Thực chất, đúng như Vũ Trọng Phụng đã từng quan niệm, “Giông tố” và “Số đỏ” là hai kiệt tác được xây dựng theo dạng thức phóng sự - tiểu thuyết. Khi viết hai tác phẩm này, chắc chắn Vũ Trọng Phụng đã thừa hưởng hai nguồn văn học cơ bản trong và ngoài nước. Những tác phẩm như “Thượng kinh ký sự” (Lê Hữu Trác), “Vũ Trung tùy bút” (Phạm Đình Hổ), “Hoàng lê nhất thống chí” (Ngô văn gia phái), không thể không đóng vai trò những người thầy văn chương của nhà văn trong việc gợi mở những ý tưởng tìm tòi, khám phá một hướng đi, một cách viết. Song có lẽ ảnh hưởng lớn nhất về phương diện sáng tạo thể loại chính là nên văn học u – Mỹ đang ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam, qua chiếc cầu Pháp ngữ, được các nhà văn Việt Nam tiếp thu bằng tất cả sự hào hứng phi thường. Thêm vào đó, những vấn đề có tính bức xúc và cấp thiết đến ngột ngạt của xã hội đương thời, đang từng giờ, từng phút thiêu đốt, thôi thúc trái tim nghệ sĩ. Giống như một nhà thơ đang đang ở vào một khoảnh khắc dồn nén mạnh mẽ, tứ thơ vọt dâng trào. Sự sáng tạo xảy ra như một tia chớp. Dòng thác cảm xúc tự nó phá vỡ mọi sự bức xúc, tìm cho mình một hướng đi đích đến tối ưu. Đó là quy luật của sự sáng tạo.

Giông tố có đầy ắp các sự kiện, những sự kiện nóng hổi – một sự phản ánh tức thời những biến động cập nhật đang xảy ra trên đất nước ta những năm 30. Những mánh khóe tranh cử giữa chốn thị trường, những thủ đoạn bóc lột, câu kết giữa các thế lực chính trị, không khí cách mạng sôi sục, sự hình thành của tầng lớp tư bản bản địa, sự suy đồi của đạo đức, cùng với thế lực đáng sợ của đồng tiền, phong trào văn minh u hóa rởm đang lan tràn khắp thị thành. Sự xuất hiện của tầng lớp tiểu thị dân và người vô sản lưu manh hóa,…tất cả những phản ánh tức thời với lượng thông tin đầy ấp ấy

rõ ràng đã được viết ra dưới ánh sáng chi phối của nhà phóng sự. Cuốn tiểu thuyết giống như một cuộn phim, thể hiện trung thành bộ mặt xã hội. Nó lướt đi rất nhanh, không dừng lại quá lâu trước một cảnh nào, không đi quá sâu vào tâm lý nhân vật nào, kể cả khắc họa, điển hình tính cách nhân vật.

Chỉ cần đặt Tú Anh và Long bên cạnh anh giáo Thứ, đặt Thị Mịch bên cạnh Thị Nở, Xuân tóc đỏ bên cạnh Chí Phèo sẽ nhận ra sự khác biệt về phong cách giữa hai vị chủ tưởng văn xuôi Vũ Trọng Phụng và Nam Cao đến chừng nào! Vũ Trọng Phụng chú ý trên diện rộng, tổng thể. Nam Cao xoáy sâu vào điểm hẹp, cá thể. Nhà văn họ Vũ ‘tiến quân’ từ ngoài vào trong theo lối ‘bóc vỏ’, còn Nam Cao rọi từ trong nhân vật ra ngoài. Cho nên tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đi theo lối kết cấu hoành tráng với một không gian vĩ mô là lẽ đương nhiên. Chất phóng sự của Giông tố thể hiện ở phương diện nội dung: Phản ánh chân thực xã hội nông thôn và khung cảnh làng quê trước năm 1945, các mối quan hệ trong xã hội ở nông thôn thời kì tiếp nhận văn minh u Châu, gia đình – láng giềng – hàng xóm, xã hội và khung cảnh thành thị trước năm 1945, mối quan hệ trong xã hội thành thị, gia đình Nghị Hách và bằng hữu. Bên cạnh đó, chất phóng sự phản ánh chân thực những sự kiện trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (phong trào vui vẻ, trẻ trung; phong trào bình dân và các xu hướng chính trị)

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ TÍNH DỤC (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)