Hiệu quả phổ biến.

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng việt ngữ văn 7 (Trang 34 - 38)

Sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp để giáo viên có thể áp dụng vào trong giảng dạy một cách thực tế chứ không phải trên lý thuyết suông. Để có một tiết dạy đạt được mục tiêu bài học, phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng, có phương pháp giảng dạy và học tập tương thích với nội dung bài học, thỏa mãn được niềm đam mê của người thầy trên bục giảng và niềm hứng thú của học trò trong giờ học tức là đã đem lại được hiệu quả kinh tế cụ thể.

Học sinh hứng thú trong giờ học. Tích cực hoạt động. Học sinh có khả năng tư duy tốt, vận dụng kiến thúc đã học thực hiện các yêu cầu và kết quả học tập phù hợp với nội dung bài học.

Có thể thấy, học sinh năng động hơn trong tiết học. Cả lớp tập trung, hào hứng, tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ.

Mô hình và công thức của bài học này có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh ở tất cả các trình độ nhận thức. Việc vận dụng kiến thức liên môn này là phần việc của giáo viên, những giáo viên có kiến thức tốt về tiếng Anh sẽ hiểu sâu sắc vấn đề và có thể nâng cao giảng giải cho học sinh khá giỏi (nếu cần). Tuy nhiên, những giáo viên không học ngoại ngữ hai là tiếng Anh vẫn hoàn toàn có thể nghiên cứu và áp dụng tốt mô hình và các kiến thức trình bày như trong bài viết này. Hơn nữa, đề tài cũng đưa ra nhiều kiến thức và ví dụ giúp giáo viên có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề và nội dung bài dạy. Cũng cần nói thêm vấn đề về câu bị động còn nhiều điều để bàn luận hơn nữa, nhưng trong khuôn khổ bài viết, chỉ tập trung và giới hạn vào những vấn đề trọng tâm nhất mà giáo viên cần nắm để phục vụ cho giảng dạy bậc THCS.

Về phía học sinh, dù đối tượng học sinh không giỏi tiếng Anh, chưa biết gì về câu bị động vẫn tiếp thu đầy đủ, thực hành nhuần nhuyễn và hoàn hảo theo mô hình công thức này một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Theo cá nhân tôi áp dụng và khảo sát thì không có bất kỳ khó khăn, trở ngại và khó hiểu gì trong quá trình chuyển đổi của học sinh.

Đề tài chỉ là một gợi ý nhỏ, có thể sẽ còn có những đóng góp tốt hơn của người thầy trong thực tế. Vì vậy thiết nghĩ nếu áp dụng đề tài một cách hiệu quả và linh hoạt theo cách của giáo viên sẽ khiến học sinh đam mê trong giờ học, người dạy hứng thú, tích cực để nghĩ ra thêm những cái hay cái mới liên tục truyền đạt cho HS của mình trong những giờ lên lớp kế tiếp.

Một lần nữa hy vọng đề tài nghiên cứu của tôi được các đồng chí đồng nghiệp quan tâm, đón nhận và góp ý, xây dựng thêm để tôi có thêm nhiều phương pháp hay, mới, tích cực góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trân trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. https://giasutoeic.com/ngu-phap-tieng-anh/cau-bi-dong/ truy cập lúc 20h30 ngày 14/4/2019

2. http://hoctienganh.net.vn/phan-biet-cau-chu-dong-va-cau-bi-dong/ truy cập lúc 23h32 ngày 15/4/2019

3.https://kenhtuyensinh.vn/phan-biet-cau-chu-dong-va-cau-bi-dong-khi-hoc- tieng-anh truy cập lúc 23h35 ngày 15/4/2019.

4. UB KHXH Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB khoa học xã hội Hà Nội, 1983

5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) – Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

6. Từ loại tiếng Việt, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, trường DHSP TPHCM.

7. Bùi Minh Toán – Lê Anh- Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

8. Ngữ pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.

9. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục.

10. Sách giáo viên Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2003.

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘIDUNG VÀO THỰC TIỄN DUNG VÀO THỰC TIỄN

1. Kết quả 33

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng việt ngữ văn 7 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w