Bàn thêm về một số quan niệm, nhìn nhận về câu bị động trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng việt ngữ văn 7 (Trang 28 - 32)

b) Kiểu câu bị động – ngoại động từ D2 được/bị D1 Đ.

3.7. Bàn thêm về một số quan niệm, nhìn nhận về câu bị động trong tiếng Việt.

Việt.

Nhìn chung quan niệm về có hay không có câu bị động trong tiếng Việt thì có ba loại ý kiến sau đây:

- Tiếng Việt không có các phạm trù hình thái học do đó không có cấu trúc bị động.

- Tiếng Việt là một ngôn ngữ “thiên chủ đề” nên không có cấu trúc “bị động”, hoặc bị động không phải là hiện tượng cú pháp cần xem xét.

- Được/ bị không phải là hư từ (trợ động từ), mà có vai trò như các động từ tình thái hay động từ thực nên không thể là dấu hiệu đánh dấu quan hệ bị động. a) Về loại ý kiến thứ nhất, không nên đồng nhất “dạng bị động” với tư cách là một phạm trù hình thái học với cấu trúc bị động. Ý kiến này cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến từ những góc độ khác nhau (Nguyễn Kim Thản 1977, Hoàng Trọng Phiến 1980, Lê Xuân Thại 1989, Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thuận 2000). Tiếng Việt không biểu hiện ý nghĩa bị động bằng các phương tiện hình thái học, và vì vậy không có dạng bị động như một phạm trù hình thái học nhưng

các tác giả này cũng cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động thì không có nghĩa là tiếng Việt không có cấu trúc bị động hay câu bị động, xét trên phương diện cú pháp .

b) Về loại ý kiến thứ hai cho rằng tiếng Việt là ngôn ngữ “thiên chủ đề” (chứ không phải "thiên chủ ngữ") do đó không có cấu trúc bị động.

Theo Ch. N. Li và S. A. Thompson không hoàn toàn loại trừ sự có mặt của hiện tượng bị động trong các ngôn ngữ thiên chủ đề mà chỉ cho rằng nó không phải là phạm trù bị động điển hình, tức không phải là phạm trù bị động "thuần tuý hình thái" như trong các ngôn ngữ Ấn Âu. Do đặc trưng loại hình của tiếng Việt, các hiện tượng ngữ pháp nói chung và phạm trù bị động nói riêng trong tiếng Việt không có dấu hiệu hình thức rõ ràng như trong các ngôn ngữ biến hình.

Trong một công trình nghiên cứu của mình, Dyvik (1984) đã đi đến kết luận rằng, nếu thừa nhận "chủ ngữ" như một phạm trù ngữ pháp trong tiếng Việt thì chúng ta thấy rằng nó không rõ ràng bằng chủ ngữ trong các ngôn ngữ châu Âu. Nghĩa là các thuộc tính ngữ pháp cho phép chúng ta tách được chủ ngữ ra trừu tượng hơn. Tương tự như chủ ngữ, "bị động" cũng chỉ được tách ra nhờ những tiêu chí khá "trừu tượng". Nói cách khác, cả “chủ ngữ” và “bị động” đều xuất hiện trong tiếng Việt tuy rằng chúng không được rõ ràng như các phạm trù tương tự trong các ngôn ngữ châu Âu.

c) Về loại ý kiến thứ ba đề cập đến vai trò ngữ pháp và ý nghĩa của hai từ được

và bị, các từ này đóng vai trò quan trọng về mặt ngữ pháp và phần nào còn ý nghĩa từ vựng không hề loại trừ chức năng là phương tiện đánh dấu quan hệ bị động của chúng, nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ ngữ pháp hoá. Về mặt ngữ pháp, bằng nhiều lập luận khác nhau, Nguyễn Kim Thản (1977), Nguyễn Minh Thuyết (1976), Nguyễn Thị Ảnh (2000) và Cao Xuân Hạo (2001) cho rằng

được/ bị không phải là hư từ có chức năng đánh dấu quan hệ bị động mà có vai trò ngữ pháp như một động từ tình thái, thậm chí là một động từ thực làm trung tâm của vị ngữ.

Ngược lại, Dyvik (1984) đã chứng minh rằng hai từ được và bị đang mất dần vai trò trung tâm để trở thành một trợ động từ có chức năng bị động hoá trên con đường ngữ pháp hoá, thậm chí nếu được/ bị vẫn đóng vai trò là trung tâm ngữ pháp của vị ngữ như đã được một số tác giả chứng minh, thì điều đó cũng không hề ngăn cản các từ này hành chức như một dấu hiệu đánh dấu quan hệ bị động.

Về mặt ngữ nghĩa, quả thật các từ bị/được vẫn còn mang ý nghĩa “ hưởng thụ” hay “chịu đựng”. Tuy nhiên ngay cả đặc tính ngữ nghĩa này cũng không ngăn cản khả năng làm chỉ tố đánh dấu quan hệ bị động nếu ta đặt bị/ được trong bối cảnh của quá trình ngữ pháp hoá. Đinh Văn Đức (1986: 118 - 119) đã giải thích rõ thêm về quá trình ngữ pháp hoá của các từ bị/được và mối quan hệ giữa ý nghĩa ngữ pháp bị động và ý nghĩa tình thái của các từ này như sau: “Trong số các động từ tiếng Việt có một nhóm những động từ kiểu như: cần, muốn, có thể, toan, định, dám, bị, được, ... rõ ràng là những động từ trống nghĩa. Ở chúng các ý nghĩa từ vựng là rất ít, chúng đã được ngữ pháp hoá nhưng lại chưa trở thành những hư từ thật sự, những động từ này có nội hàm rất hẹp nên ngoại diên phải rộng - chúng luôn luôn có thành tố phụ đi kèm... Trong khi diễn đạt các ý nghĩa: yêu cầu (cần), khả năng (có thể), ý định (toan, định, dám), nguyện vọng (mong, muốn), quan hệ bị động (bị, được)... các động từ này được sử dụng hoàn toàn theo cách đánh giá của người nói đối với thực tại. Đó là một quan hệ thể hiện nhận thức chủ quan: khi ta nói: "Tôi được khen" hay "Tôi bị phạt" thì các từ được, bị một mặt là phương tiện diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp bị động nhưng bị động ở đây có thể được hiểu theo sắc thái “may” “rủi”, mà “may” hay “rủi” là theo nhận thức và đánh giá của người nói. Do đó bịđược cũng lâm thời trở

thành những từ tình thái...” Hiện tượng này có thể được giải thích bằng nguyên tắc lưu dấu vết (Persistence), một nguyên tắc của quá trình ngữ pháp hoá, do

Hopper (1991) đề xuất, như sau: "Khi một dạng thức trải qua quá trình ngữ pháp hoá từ một dạng thức từ vựng thành một dạng thức ngữ pháp thì trong chừng mực các thuộc tính ngữ pháp mà nó có được đó, có thể thấy dấu vết của ý nghĩa từ vựng ban đầu, những thuộc tính từ vựng còn lưu dấu vết này có thể được phản ánh trong những hạn chế về khả năng kết hợp ngữ pháp của nó”. (Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2001) Những phân tích trên đây cho thấy, không có gì đáng ngạc nhiên nếu như hai từ bị được trong khi đóng vai trò như là các trợ động từ biểu thị quan hệ bị động, vẫn có thái độ cú pháp như một vị từ thực (làm trung tâm của vị ngữ) và vẫn lưu giữ nghĩa từ vựng ban đầu của chúng (bị mang nét nghĩa chịu thiệt và được mang nét nghĩa hưởng lợi).

Theo Keenan (1985: 257 –261), trong các ngôn ngữ có kiểu bị động "phân tích tính" (periphrastic passive), ít nhất có 4 loại động từ sau đây được sử dụng như những trợ động từ đánh dấu vị ngữ bị động (i) các động từ quan hệ (kiểu như be của tiếng Anh, byt' tiếng Nga, être của tiếng Pháp...), (ii) các động từ tiếp nhận (kiểu bị động với get của tiếng Anh), (iii) các động từ vận động (ví dụ động từ gayee của tiếng Hindi), và (iv) các động từ tiếp thụ hay chịu đựng (như được/bị trong tiếng Việt). Rõ ràng, việc tiếng Việt dùng các vị từ tình thái được/bị trong chức năng là các trợ động từ biểu hiện ý nghĩa bị động không phải là một ngoại lệ. Từ những luận điểm trên đây, xét về mặt lý luận cũng như tư liệu thực tế, chúng ta có đủ cơ sở để nói đến sự có mặt của các câu bị động trong tiếng Việt.

Trên đây là những quan niệm, nhìn nhận về câu bị động trong tiếng Việt mà bản thân tôi đã nghiên cứu tìm hiểu trong quá trình học tập và dạy học. Thiết nghĩ giáo viên cũng cần đọc qua, nghiên cứu nắm vững và có cái nhìn toàn diện hơn trong dạy học.

Ngoài ra, SGK Ngữ văn 7 chấp nhận quan niệm có câu bị động trong tiếng Việt. Theo ý kiến cá nhân và sự hiểu biết hạn chế của bản thân tôi, tôi vẫn đánh giá cao và thống nhất với quan điểm của những người viết SGK trong việc nhìn nhận và đưa vào dạy học kiến thức về việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Với mục đích giúp học sinh hiểu rõ những cái hay, cái đặc sắc của tiếng mẹ đẻ đồng thời nói tốt, viết tốt tiếng Việt, mỗi giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức, phương pháp mà còn phải có tâm trong quá trình truyền thụ, truyền cảm hứng cho học sinh của mình, từ đó làm sao biến những bài giảng tưởng chừng khô khan, nhàm chán trở nên thú vị, hấp dẫn và có ý nghĩa thực sự với cuộc sống. Đó chính là mục tiêu của nền giáo dục chân chính mà bản thân tôi luôn ý thức và nổ lực thực hiện qua từng bài giảng của mình. Làm sao để bài giảng không chỉ hay hơn, sáng tạo hơn, hấp dẫn hơn, liên hệ được nhiều kiến thức liên môn hơn mà quan trọng hơn tất cả là những bài giảng trở nên có ý nghĩa hơn trong giáo dục, đặc biệt là qua môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng việt ngữ văn 7 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w