PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN.

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng việt ngữ văn 7 (Trang 32 - 34)

b) Kiểu câu bị động – ngoại động từ D2 được/bị D1 Đ.

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN.

DUNG VÀO THỰC TIỄN.

1. Kết quả:

Trước khi áp dụng cách dạy theo mô hình và công thức chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động từ việc vận dụng kiến thức liên môn tiếng Anh, học sinh có thể chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong tiếng Việt nhờ việc thuộc lòng nội dung ghi nhớ, hiểu và chuyển đổi qua hướng dẫn của giáo viên. Một số em không thuộc được ghi nhớ thì còn khá lúng túng trong các bước chuyển. Qua một thời gian, Một số ít em không còn nhớ nội dung ghi nhớ nữa thì quên luôn cách chuyển đổi.

Khi vận dụng kiến thứ liên môn như đã bàn luận ở trên để tạo ra mô hình hoặc công thức chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động thì học sinh rất dễ thực hiện. Trong bài học không chỉ có chữ viết mà còn có thể biểu diễn các đường nét, hình vẽ, có thể sử dụng màu sắc ghi chú. Các thao tác lại rất đơn giản chứ không hề phức tạp. Tất cả các học sinh dù yếu đến mấy cũng có thể chuyển đổi được những câu chủ động trong tiếng Việt sang câu bị động. Từ đó, tiết học trở nên hứng thú, các em tích cực vận dụng vào thực tế giao tiếp và đạt được hiệu quả thiết thực trong lời nói, bài viết khi vận dụng hiệu quả kiến thức và tác dụng của câu chủ động, câu bị động.

Kết quả khảo sát qua các năm tại trường TH&THCS Tân Minh:

Năm học 2016-2017, tiến hành khảo sát lấy phiếu điều tra trên số lượng 150 em/5 lớp 7 (7a,7a2,7a3,7a4,7a5). Trong số đó có 1 lớp (32 em) được giảng dạy theo cách áp dụng mô hình, công thức theo đề tài này và 118 chưa áp dụng mô hình. Khi được hỏi, tiết dạy chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Việt có dễ hiểu, có hứng thú không.

a) Có b) Không c) Bình thường.

Kết quả thu được: 40 học sinh trả lời có (toàn bộ 32 học sinh được dạy theo mô hình nằm trong số này) chiếm 26.67 % và 50 học sinh trả lời không chiếm tỷ lệ 33.33%. còn lại 60 học sinh cảm thấy bình thường chiếm tỷ lệ 40%.

Năm học 2017-2018, tiến hành khảo sát lấy phiếu điều tra trên số lượng 120 em/4 lớp 7 (7a,7a2,7a3,7a4). Trong số đó có (2 lớp) 65 em được giảng dạy theo cách áp dụng mô hình, công thức theo đề tài này. Khi được hỏi, tiết dạy chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Việt có dễ hiểu, có hứng thú không.

a) Có b) Không c) Bình thường. 33

Kết quả thu được: 72 học sinh trả lời có (toàn bộ 65 học sinh được dạy theo mô hình nằm trong số này) chiếm 60%; 20 học sinh trả lời không chiếm tỷ lệ 16.67% và 28 học sinh trả lời bình thường chiếm tỷ lệ 23.33%.

Năm học 2018-2019, tiến hành khảo sát lấy phiếu điều tra trên số lượng 137 em/4 lớp 7 (7a,7a2,7a3,7a4). Trong số đó có (4 lớp) 137 em đều được giảng dạy theo cách áp dụng mô hình, công thức theo đề tài này. Khi được hỏi, tiết dạy chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Việt có dễ hiểu, có hứng thú không.

a) Có b) Không c) Bình thường.

Kết quả thu được: 125 học sinh trả lời có chiếm 91,24%; 0 học sinh trả lời không chiếm tỷ lệ 0% và 12 học sinh trả lời bình thường chiếm tỷ lệ 8.76%.

Như vậy, qua khảo sát ta nhận thấy những học sinh khi được học theo cách vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong tiếng Việt thì các em đều thấy hứng thú và thấy dễ hiểu với tỷ lệ rất cao. Điều này là sự khích lệ cho giáo viên trong việc đổi mới các phương pháp dạy học của mình.

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng việt ngữ văn 7 (Trang 32 - 34)