Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành một công cụ hữu ích tuy nhiên

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: Phân loại tại nguồn, lợi ích và thách thức (Trang 45)

C. PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN

5.3.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành một công cụ hữu ích tuy nhiên

nhiên nguồn lực còn hạn chế, đặc biệt chƣa ngăn chặn đƣợc sự gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương vẫn là nhiệm vụ thường xuyên, được tổ chức hàng năm, chủ yếu tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra các vấn đề môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm tra công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và làng nghề... Tuy nhiên, do lực lượng còn rất mỏng, không đủ người hoặc không đủ thiết bị cần thiết nên công tác này đã gặp không ít khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế. Nổi cộm lên là vấn đề ngăn chặn hoạt động nhập khẩu trái phép phế liệu chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Nhập khẩu phế liệu đang trở thành một vấn đề lớn. Khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chỉ là một con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy CTR hiện nay. Chẳng hạn, nếu so sánh con số 6.200 tấn ắc quy chì phế thải nhập khẩu bị buộc tiêu hủy tới 40.000 tấn ắc quy chì thải xử lý hàng năm của Việt Nam thì đây hoàn toàn là con số không nhỏ. Vấn đề không còn đơn thuần là tác động xấu của rác thải phế liệu nhập khẩu đối với môi trường, mà đã trở nên nóng hơn khi tạo ra dư luận xấu đối với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra CTR.

5.3.6. Nguồn tài chính đầu tƣ cho quản lý CTR đa dạng nhƣng còn thiếu và chƣa cấn đối.

Nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý CTR đang ngày càng đa dạng. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ ngân

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

41

sách Trung ương, địa phương, vốn tài trợ của nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác. Với mức độ khác nhau, các đô thị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có đầu tư cho công tác quản lý CTR. Ngoài ra, nguồn huy động vốn từ Quỹ BVMT Việt Nam cũng được kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng, hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất thải. Tính đến tháng 11/2011, Quỹ đã cho 24 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, xã hội hóa thu gom rác thải... vay tới 260 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý CTR vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Đơn cử như nguồn vốn từ Quỹ BVMT hiện nay gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm, hay tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý CTR chỉ đáp ứng được không quá 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Thêm vào đó, cơ cấu phân bổ ngân sách đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải. Do vậy, chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải hiện nay là rất thấp.

5.3.7. Hợp tác quốc tế đã đa dạng hóa nguồn đầu tƣ nhƣng chƣa thực sự phát huy vai trò và hiệu quả.

ODA là một trong những nguồn vốn lớn đối với các dự án môi trường tại Việt Nam nói chung và các dự án quản lý CTR nói riêng. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là những nhà tài trợ lớn, đóng vai trò quan trọng đối với các dự án quản lý CTR tại Việt Nam. Song song với đó, các dự án/chương trình về quản lý CTR của Việt Nam cũng tiếp nhận các nguồn tài trợ song phương của các quốc gia như: Thụy Điển, Thụy Sỹ, Canada, Hàn Quốc... Có thể thấy rằng, các dự án được tài trợ đã và đang được triển khai khá đa dạng, bao gồm các dự án quy hoạch và cải thiện môi trường đô thị; xây dựng các chiến lược, kế hoạch về CTR; kiểm soát ô nhiễm và quản lý CTR tại các đô thị; cung cấp thiết bị xử lý CTR.

Mặc dù nguồn vốn từ các dự án chương trình hợp tác quốc tế khá lớn và đa dạng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực sự phát huy hiệu quả. Một số dự án đầu tư về thiết bị và công nghệ xử lý CTR chưa hiện đại hoặc chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một vấn đề còn bỏ ngỏ hiện nay đó là các chương trình hợp tác quốc tế chưa quan

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

42

tâm đầu tư đối với lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải nguy hại, mặc dù đây là hướng đầu tư công nghệ cao, rất cần nguồn vốn quốc tế.

Một điều không thể không nhắc tới đó là tính bền vững và hiệu quả của các dự án chương trình hợp tác quốc tế. Rất nhiều dự án, chương trình khi hết nguồn kinh phí tài trợ cũng đồng nghĩa với việc kết thúc các hoạt động duy trì kết quả, chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, phạm vi ứng dụng nhỏ, chưa trở thành động lực để có thể tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng.

5.3.8. Những định hƣớng cho giai đoạn tiếp theo.

Có thể thấy rằng, những cố gắng trong công tác quản lý CTR đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để công tác quản lý CTR đạt được hiệu quả như mong đợi thì phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trách nhiệm nhiệm này thuộc về các cơ quan lập pháp, ban hành các chính sách là Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi là các Bộ/ngành và địa phương.

Đối với vấn đề chính sách, thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CTR: cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn các mục tiêu liên quan đến quản lý CTR trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050. Đặc biệt, sớm xây dựng và ban hành các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải nguy hại.

Đối với hệ thống tổ chức quản lý CTR, cần được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các Bộ/ngành, xác định rõ cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về CTR ở cấp Trung ương và địa phương. Tăng cường năng lức của bộ máy quản lý các cấp.

Đối với vấn đề quy hoạch quản lý CTR, cần xem xét, điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR liên vùng/liên tỉnh theo hướng xây dựng khu xử lý CTR thông thường riêng cho các địa phương, khu xử lý chất thải nguy hại liên vùng, liên tỉnh. Ở cấp địa phương, cần lập quy hoạch CTR gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Đối với vấn đề xã hội hóa công tác quản lý CTR: bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa quản lý CTR, quản lý dựa vào cộng đồng; tăng cường

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

43

việc huy động cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: cần tăng cường nhân lực cũng như nhân lực đảm bảo cho công tác thanh tra, giám sát, có chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý CTR. Đặc biệt, cần siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, tăng cường giám sát các hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị này; xử lý kiên quyết và nghiêm minh các hành vi vi phạm, dần tiến tới hạn chế và nghiêm cấm hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Đối với vấn đề đầu tư, tài chính: cần đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho quản lý, xử lý CTR; tăng cường vận động tài trợ quốc tế; duy trì tính bền vững của các nguồn đầu tư để đảm bảo việc vận hành và quy trình các hệ thông thu gom và xử lý CTR được xây dựng.

Đối với vấn đề phát triển công nghệ, ban hành các cơ chế thích hợp để đẩy mạnh phát triển công nghệ xử lý CTR theo hướng giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng... và các công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ngoài ra, cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế CTR sinh hoạt nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động phân loại rác thải tại nguồn ở các khu đô thị. Tổng kết, đánh giá các dự án đã triển khai nhằm thực hiện hiệu quả chương trình Tiết giảm, Tái chế, Tái sử dụng CTR tại các đô thị.

KẾT LUẬN.

Về điều kiện khách quan và chủ quan, Việt Nam không thể chờ đến khi đạt mức GDP trên 7.000 USD/người/năm mới bắt đầu tổ chức tái chế rác và tiến hành phân loại rác tại nguồn. Từ các kinh nghiệm học tập được của các nước, cũng như những bất cập của các thí điểm trong nước có thể chủ động thiết kế lộ trình phát triển cuộc vận động tái sử dụng, tái chế và phân loại rác tại nguồn ở nước ta theo hai điểm xuất phát sau: Với các khu vực dân cư phát triển về nhận thức xã hội và có mức sống tương đối cao (các phường, quận trung tâm của các thành phố lớn), cần song song đầu tư các cơ sở tái chế

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

44

rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế toàn bộ lượng rác thải được phân loại sơ bộ từ nguồn được đưa đến hàng ngày, thanh toán phí xử lý hợp lý, đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích, bắt buộc người dân phân loại rác tại nguồn, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác. Phải bảo đảm cho các cơ sở tái chế rác có thể tự cân đối về mặt kinh tế để tồn tại và phát triển ổn định.

Có rất nhiều dự án với vốn đầu tư và hỗ trợ kĩ thuật của nước ngoài về việc phân loại tại nguồn và tái chế rác. Điều đó là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên các dự án trên chỉ mang tính chất phát động, kích hoạt phong trào tái chế, tái sử dụng và thúc đầy phân loại rác tại nguồn đạt kết quả tốt. Phong trào chỉ thực sự thành công khi các nhà hoạch đinh chính sách, nhà quản lí, khoa học và người dân có cái nhìn và chuyển biến nhận thức và sẵn sang tham gia hành động phân loại và tái chế.

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

45

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo môi trường quốc gia về chất thải rắn năm 2011. Các bài luận văn (nguồn internet).

Chi cục Bảo Vệ Môi Trường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: Phân loại tại nguồn, lợi ích và thách thức (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)