Khó khăn từ hệ thống thu gom

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: Phân loại tại nguồn, lợi ích và thách thức (Trang 41)

C. PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN

5.3.1. Khó khăn từ hệ thống thu gom

Việc phân loại rác thải tại nguồn đã được nhiều địa phương tiến hành từ những năm gần đây, song vẫn không đạt được hiệu quả cao. Do vẫn không bỏ được thói quen tất cả mọi loại rác thải từ rác vô cơ, hữu cơ, rác thải có khả năng phân hủy, không có khả năng phân hủy, hay rác tái chế đều tập trung vào một nơi; chưa tách được rác thải nguy hại ra khỏi chất thải sinh hoạt. Khó khăn từ vấn đề này dẫn đến một chuỗi khó khăn từ thu gom, xử lý, làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo bài viết “Khó phân loại rác tại nguồn” của phóng viên Ngọc Châu, Báo Pháp Luật TPHCM ngày 26/05/2015 cho biết vào năm 2000 và 2008 TP.HCM bắt đầu thí điểm chương trình PLCTRTN nhưng phải tạm dừng. Nguyên nhân vì chưa có nhà máy tiếp nhận chất thải hữu cơ, chưa có giải pháp tách chất thải nguy hại ra khỏi chất thải sinh hoạt. Đến năm 2011, chợ Bình Điền (Quận 8) triển khai thí điểm chương trình với mục tiêu ban đầu là thu gom chất thải thực phẩm. Tuy nhiên, sau thời gian khoảng sáu tháng thì kết quả cho thấy còn tồn tại một số khó khăn như việc hoạt động của chợ từ khuya kéo dài đến khoảng 3 giờ sáng; diện tích các sạp nhỏ nên không thể lưu chứa cả dụng cụ phân loại rác và dụng cụ kinh doanh. Đặc biệt, sau khi nhận được thông tin tuyên truyền về PLCTRTN, các tiểu thương bắt đầu thực hiện phân loại theo quy trình. Rác thải chiếm 95% là chất thải hữu cơ, phần còn lại là dây và bao nylon, hộp đựng thức ăn… Vì vậy, chương trình quyết định không triển khai phân loại mà thu gom tất cả chuyển về khu tập trung để xử lý, sản xuất phân bón với tổng số lượng thu gom khoảng 30 tấn/ngày.

Từ năm 2011, TP.HCM thí điểm PLCTRTN tại 21 siêu thị Co.opmart và hiện nay đã nhân rộng ra toàn hệ thống với khối lượng rác trung bình chín tấn/ngày. Qua bốn năm thí điểm, chương trình đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận như lợi ích PLCTRTN được tuyên truyền mạnh mẽ cho đông đảo cộng đồng và nhân viên siêu thị; 32% khách hàng

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

37

nhận thức về chương trình thông qua phương tiện phát thanh, tờ rơi; hơn 38% thực hiện thải bỏ đúng quy định. Tuy nhiên, các con số này vẫn ở mức khiêm tốn, thể hiện mức độ quan tâm của họ về PLCTRTN chưa cao; chất thải thực phẩm đã được phân loại vẫn còn lẫn trong chất thải còn lại; vị trí phân bố các siêu thị trải rộng trên địa bàn TP và thời gian thu gom khác nhau. Điều này làm cho chi phí thu gom tăng cao.

Tại nông thôn, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt phần lớn do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận cùng người dân, đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, một số địa phương đã đẩy mạnh việc thành lập đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Theo đó, hiện đã có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các tổ đội thu gom rác tự quản với kinh phí hoạt động do người dân đóng góp, như tại huyện Bình Xuyên và Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Thanh Trì (TP Hà Nội), huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh)… Tuy nhiên, việc thu gom rác ở khu vực nông thôn này thường chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề thu gom rác ở khu vực này. Hơn nữa, phần lớn các địa phương chưa có hoạt động phân loại và tái chế rác. (Theo Vũ Duy – Nguyễn Hiền, Báo Quân đội nhân dân Online ngày 01/03/2017)

5.3.2. Kinh phí đầu tƣ cho hệ thống phân loại rác thải còn hạn chế

Không chỉ khó khăn trong vấn đề thu gom mà kinh phí xây dựng lắp đặt các hệ thống phân loại rác thải cũng là vấn đề rất nan giải hiện nay.

Tại KCX Tân Thuận, Khu Công nghệ cao, hành trình thí điểm PLCTRTN bắt đầu từ năm 2011 và kéo dài đến nay. Việc tuyên truyền cho lực lượng công nhân tiến hành với các chất thải phân loại gồm chất thải thực phẩm và chất thải còn lại. Sau quá trình triển khai, chương trình cũng vấp phải một số khó khăn như doanh nghiệp chưa tham gia tích cực, khối lượng chất thải thu gom không đủ tải trọng xe cùng khó khăn liên quan đến việc phối hợp quản lý giữa các đơn vị với nhau.

Từ tháng 8-2013 đến nay, TP.HCM áp dụng thí điểm PLCTRTN cho một số phường tại sáu quận là 1, 3, 5, 6, 12, Bình Thạnh. Theo đó, mỗi quận thực hiện với quy

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

38

mô khoảng 100-400 hộ dân nên khối lượng chất thải khá ít, gây khó khăn cho việc thiết lập hệ thống thu gom. Vì thời gian triển khai gấp nên một số quận không có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Thủ tục pháp lý nhiều, nhân sự chưa được tập huấn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chương trình. Song song đó là nhiều vướng mắc liên quan tới hệ thống thu gom còn manh mún, thiếu đồng bộ; thiếu quy hoạch hệ thống các trạm trung chuyển và tuyến vận chuyển tối ưu; nhà máy tái chế quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ hoạt động tái chế; chưa quy hoạch khu vực dành riêng cho các cơ sở tái chế; đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý chất thải vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Ý thức được lợi ích về PLCTRTN, Sở TN&MT TP.HCM đã rất nỗ lực từ nhiều năm nay nhằm xây dựng các mô hình thu gom cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch có mang lại kết quả tốt đẹp hay không thì không chỉ một mình Sở có thể quyết định được, mà nó phụ thuộc vào tất cả bên liên quan, từ hệ thống vận hành đến chính sách văn bản pháp luật.

5.3.3. Thể chế, chính sách chƣa hoàn thiện và chƣa đƣợc thực thi triệt để

Thể chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý CTR ở nước ta dù đã có những bước tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng còn chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc còn chồng chéo; chưa có một quy định thống nhất, toàn diện cho công tác quy hoạch quản lý CTR quốc gia. Một số chính sách đã được ban hành nhưng cơ chế triển khai, các văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không thể đi vào thực tế. Vấn đề triển khai thực hiện chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở việc chưa đạt các chỉ tiêu môi trường đã đặt ra. Hiệ nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề có tính then chốt đối với công tác quản lý CTR (bao gồm các vấn đề như nhân lực, bộ máy tổ chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật...) vẫn còn thiếu, dẫn đến các hoạt động quản lý CTR khó triển khai trong thực tế, đặc biệt đối với công tác quản lý CTNH.

Do không có một tổ chức đầu mối chung về quản lý CTR nên các văn bản, quy chuẩn quy phạm, quy định về quản lý CTR do nhiều Bộ ban hành. Hàng loạt các vấn đề chưa có các văn bản quy định cụ thể như: chưa có các quy định về danh mục CTR thông

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

39

thường; quy định về điều kiện năng lực cho phép các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường; quy định thẩm định công nghệ xử lý CTR sinh hoạt do nước ngoài đầu tư. Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tập trung quản lý thông tin, dữ liệu về quản lý CTR ở cấp trung ương, cũng như ở cấp địa phương. Thêm vào đó, công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT đối với CTR còn chưa đủ sức răn đe, mức thi hành cưỡng chế có hiệu lực chưa cao dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

(Trích báo cáo môi trường quốc gia 2011/ chương 7: Quản lý chất thải rắn, hiện trạng tồn tại và giải pháp.

5.3.4. Sự tham gia của cộng đồng đã có những bƣớc tiến đáng kể, tuy nhiên, công tác xã hội hóa quản lý CTR còn yếu.

Ở hầu hết các địa phương, Công ty Môi trường đô thị (doanh nghiệp nhà nước) là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị của địa phương, bên cạnh đó là sự tham gia tích cực của hệ thống các công ty dịch vụ công ích quận, huyện, hợp tác xã và khối doanh nghiệp tư nhân. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện thành công và đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho cộng đồng trong vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị như: Công ty TNHH Huy Hoàng (Lạng Sơn), Công ty TNHH Môi trường Đông Phương (Đắk Lắk), Công ty CP công nghiệp cẩm Phả (Quảng Ninh) ... Ở khu vục nông thôn cũng đã hình thành các tổ đội, hợp tác xã thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt nông thôn.

Bên cạnh sự tham gia của khối các doanh nghiệp, trong những năm gần đây phương thức quản lý CTR với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng cũng đã được nhiều dự án quan tâm thực hiện và thu được kết quả tốt. Điển hình như mô hình thí điểm thu gom, xử lý rác thải chế biến phân bón hữu cơ của thôn Tảo Phú (Tam Hồng, Vĩnh Phúc), dự án cải thiện môi trường kênh Chín Tế, chợ Bà Rén (Bến Tre) ...

Tuy nhiên, một thách thức không thể phủ nhận còn tồn tại đối với việc huy động sự tham gia của cộng đồng đó là, công tác xã hội hóa còn yếu. Vấn đề nảy sinh cả từ phía cộng đồng và chính quyền. Nhận thức và năng lực của cộng đồng chưa đảm bảo để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý CTR, đặc biệt là ở khu vực

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

40

tập trung đông dân nghèo. Ý thức của người dân đối với việc giữ gìn vệ sinh công cộng còn rất thấp, họ thường xả rác ra đường, cống rãnh hoặc đổ trộm CTR xây dựng ra bờ sông, các khu vực công cộng... gây tác động tiêu cực đến vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Ngược lại, về phía các nhà quản lý, vẫn còn thiếu các văn bản quy định phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các đoàn thể, quần chúng và toàn xã hội, còn thiếu nhiều chương trình huy động cộng đồng trong quản lý CTR.

5.3.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành một công cụ hữu ích tuy nhiên nguồn lực còn hạn chế, đặc biệt chƣa ngăn chặn đƣợc sự gia tăng nhập nhiên nguồn lực còn hạn chế, đặc biệt chƣa ngăn chặn đƣợc sự gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương vẫn là nhiệm vụ thường xuyên, được tổ chức hàng năm, chủ yếu tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra các vấn đề môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm tra công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và làng nghề... Tuy nhiên, do lực lượng còn rất mỏng, không đủ người hoặc không đủ thiết bị cần thiết nên công tác này đã gặp không ít khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế. Nổi cộm lên là vấn đề ngăn chặn hoạt động nhập khẩu trái phép phế liệu chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Nhập khẩu phế liệu đang trở thành một vấn đề lớn. Khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chỉ là một con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy CTR hiện nay. Chẳng hạn, nếu so sánh con số 6.200 tấn ắc quy chì phế thải nhập khẩu bị buộc tiêu hủy tới 40.000 tấn ắc quy chì thải xử lý hàng năm của Việt Nam thì đây hoàn toàn là con số không nhỏ. Vấn đề không còn đơn thuần là tác động xấu của rác thải phế liệu nhập khẩu đối với môi trường, mà đã trở nên nóng hơn khi tạo ra dư luận xấu đối với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra CTR.

5.3.6. Nguồn tài chính đầu tƣ cho quản lý CTR đa dạng nhƣng còn thiếu và chƣa cấn đối.

Nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý CTR đang ngày càng đa dạng. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ ngân

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

41

sách Trung ương, địa phương, vốn tài trợ của nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác. Với mức độ khác nhau, các đô thị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có đầu tư cho công tác quản lý CTR. Ngoài ra, nguồn huy động vốn từ Quỹ BVMT Việt Nam cũng được kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng, hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất thải. Tính đến tháng 11/2011, Quỹ đã cho 24 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, xã hội hóa thu gom rác thải... vay tới 260 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý CTR vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Đơn cử như nguồn vốn từ Quỹ BVMT hiện nay gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm, hay tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý CTR chỉ đáp ứng được không quá 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Thêm vào đó, cơ cấu phân bổ ngân sách đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải. Do vậy, chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải hiện nay là rất thấp.

5.3.7. Hợp tác quốc tế đã đa dạng hóa nguồn đầu tƣ nhƣng chƣa thực sự phát huy vai trò và hiệu quả.

ODA là một trong những nguồn vốn lớn đối với các dự án môi trường tại Việt Nam nói chung và các dự án quản lý CTR nói riêng. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là những nhà tài trợ lớn, đóng vai trò quan trọng đối với các dự án quản lý CTR tại Việt Nam. Song song với đó, các dự án/chương trình về quản lý CTR của Việt Nam cũng tiếp nhận các nguồn tài trợ song phương của các quốc gia như: Thụy Điển, Thụy Sỹ, Canada, Hàn Quốc... Có thể thấy rằng, các dự án được tài trợ đã và đang được triển khai khá đa dạng, bao gồm các dự án quy hoạch và cải thiện môi trường đô thị; xây dựng các chiến lược, kế hoạch về CTR; kiểm soát ô nhiễm và quản lý CTR tại các đô thị; cung cấp thiết bị xử lý CTR.

Mặc dù nguồn vốn từ các dự án chương trình hợp tác quốc tế khá lớn và đa dạng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực sự phát huy hiệu quả. Một số dự án đầu tư về thiết bị và công nghệ xử lý CTR chưa hiện đại hoặc chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một vấn đề còn bỏ ngỏ hiện nay đó là các chương trình hợp tác quốc tế chưa quan

Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm

42

tâm đầu tư đối với lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải nguy hại, mặc dù đây là hướng đầu

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: Phân loại tại nguồn, lợi ích và thách thức (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)