C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường tiểu học (Trang 32 - 34)

- Trưởng sao đánh giá (hoặc các em trong sao phụ trách từng mặt), nhận xét.

C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I Kết luận:

I. Kết luận:

Bồi dưỡng phụ trách Sao là một công tác khoa học, vấn đề sư phạm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một đội ngũ cán bộ giáo dục tí hon, một tiểu giáo viên của Đội.

Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lí một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm.

Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối với những đội viên tham gia công tác này.

Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng trong trường tiểu học là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác sao nhi ở trường tiểu học giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường, chi đoàn giáo viên nhận thức tốt về vai trò của phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắn kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả của công tác sẽ tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nề nếp nhà trường.

II. Kiến nghị

* Đối với Hội đồng Đội Huyện: Khi mở các lớp tập huấn về công tác đội nên đi sâu về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho đội ngũ tổng phụ

trách Đội nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn.

* Đối với các cấp lãnh đạo:

- Các cấp đề ra kế hoạch và nội dung sinh hoạt kịp thời, thường xuyên bổ sung những nội dung và hình thức sinh hoạt mới để đề ra đường lối cho đội thực hiện.

* Đối với GVCN:

- GVCN quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ trách sao, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong công tác phụ trách Sao của các em nhằm giúp các em thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói chung, công tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình thức sinh hoạt sao làm cho công tác này có chất lượng hơn.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường tiểu học (Trang 32 - 34)