1. Quan sát tế bào vi khuẩn
1.1 Làm tiêu bản cố định
- Rửa sạch phiến kính bằng xà phòng và lau khô
- Nhỏ một giọt nước vô khuẩn lên một vòng tròn
- Hơ đỏ que cấy, làm nguội, sau đó lấy một phần nhỏ sinh khối vi sinh vật lên que cấy - Trộn đều vi sinh vật trên que cấy vào giọt nước và dàn mỏng giọt nước trên phiến kính - Cố định vi sinh vật lên phiến kính bằng cách hơ phiến kính nhanh vài lần qua ngọn lửa đèn
cồn. Chú ý không hơ phiến kính quá sát đèn cồn sẽ làm biến dạng vi sinh vật. - Nhỏ vài giọt xanh methylene lên tiêu bản, để trong 1 phút
- Nghiêng phiến kính và rửa bằng nước cất cho đến khi hết màu thừa
- Để phiến kính khô tự nhiên trong không khí hoặc thấm khô phiến kính bằng giấy thấm. - Quan sát hình thái vi khuẩn dưới vật kính dầu
- Sau khi quan sát xong, lau sạch vật kính dầu. 1.2 Làm tiêu bản giọt ép
- Nhỏ một giọt môi trường lỏng có chứa vi khuẩn muốn quan sát lên phiến kính sạch - Lấy lá kính đậy lên phiến kính sao cho không tạo thành bọt khí giữa lá kính và phiến kính - Quan sát phiến kính dưới kính hiển vi bằng vật kính dầu.
Hình 3. Cấu tạo kính hiển vi 2. Quan sát tế bào nấm men
Nấm men là một nhóm vi sinh vật được dùng nhiều trong công nghiệp, hầu hết nấm men là đơn bào, không chuyển động. Hình dạng của nấm men thường có hình cầu, hình trứng, hình bầu dục… kích thước 6-10 micromet.
2.1Quan sát nấm men sống và chết
Dựa trên nguyên tắc: Tế bào chết dễ bắt màu, thuốc nhuộm đi qua tế bào chết dễ dàng hơn đi qua màng tế bào sống.
- Cho vài giọt canh trường nấm men Saccharomyces cerevisiae và một giọt thuốc nhuộm xanh methylene lên phiến kính
- Nhẹ nhàng trộn đều, đậy lá kính lại để yên trong 2-3 phút - Quan sát dưới kính hiển vi quang học
- Tế bào chết bắt màu xanh còn tế bào sống không màu 2.2 Quan sát nấm men nảy chồi
- Cho một giọt canh trường nấm men và một giọt NaOH hoặc H2SO4 10% lên phiến kính - Trộn đều
- Đậy lá kính lại và đặt lên kính hiển vi để quan sát.
- Tế bào nấm men được xem là đang nảy chồi khi có những tế bào con bé hơn hoặc bằng ½ tế bào mẹ.
3 Quan sát tế bào nấm sợi
Nấm sợi có tế bào nấm thường phát triển thành hệ sợi gọi là khuẩn ty. Sợi nấm có thể có hoặc không có vách ngăn
- Lấy một miếng băng dính trong suốt, đặt mặt dính nhẹ lên khuẩn lạc nấm - Lấy miếng băng dính ra và áp sát vào phiến kính
- Quan sát phiến kính dưới kính hiển vi