Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ (Nghiên cứu trường hợp Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia (Trang 44 - 45)

10. Kết cấu luận văn

2.3.2. Nguồn nhân lực

Hoạt động đảm bảo thông tin KH&CN phục vụ lãnh đạo, quản lý và xây dựng chính sách KH&CN đã được tiến hành từ khi thành lập Phòng Thông tin KH&KT thuộc Ủy ban KH&KT Nhà nước từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Công tác này được duy trì liên tục cho đến nay với những thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của KH&CN cũng như hoạt động của cơ quan thông tin (từ Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Trung ương đến Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia và nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia).

Năm 2009, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia được chính thức thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia 6. Một trong những nhiệm vụ của Cục là: "Tổ chức và thực hiện xử lý phân tích-tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi; Cập nhật và phát triển Cổng điện tử về thông tin KH&CN Việt Nam; Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, CSDL thống kê KH&CN; Xuất bản các sách KH&CN, Tạp chí Thông tin và Tư liệu và các xuất bản phẩm thông tin KH&CN khác” 7

. Để triển khai hiệu quả công tác xử lý, phân tích thông tin đáp ứng yêu cầu phục vụ thông tin cho lãnh đạo, hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, quản lý, v.v., Cục Thông tin KH&CN Quốc gia giao cho Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin là đầu mối thực hiện nhiệm vụ này.

6 Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN ngày 17/12/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trên cơ sở Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia

7 Quyết định số 116/QĐ-BKHCN ngày 28/1/2010 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Hiện nay, nhân lực của Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin là 24 người, chiếm xấp xỉ 10% tổng số nhân lực của Cục. Trong số đó có 6 Thạc sĩ và số còn lại đều có trình độ đại học, tất cả cán bộ trong Trung tâm đều có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, tối thiểu sử dụng tốt 1 ngoại ngữ, 1 số ít sử dụng được 2-3 ngoại ngữ, ngoài ra còn có lực lượng cộng tác viên rất đông đảo, có đầy đủ trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp cao, tinh thông ngoại ngữ. Một số cán bộ của phòng được đi đào tạo và tu nghiêp tại các nước như Liên Xô cũ, Pháp, Niu-di Lân, v.v.., cũng như thường có dịp tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước và các lớp đào tạo, thực tập ngắn hạn trong và ngoài nước.

Trong nhiều năm qua, việc tổ chức công tác xử lý và phân tích-tổng hợp thông tin KH&CN, khai thác từ nguồn lực thông tin nêu trên để đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách KH&CN đều do các cán bộ trong Trung tâm tiến hành thực hiện, cũng như thông qua một mạng lưới cộng tác viên gồm các cán bộ, chuyên gia cao cấp, có thâm niên, giàu kinh nghiệm chuyên môn và tinh thông nhiều ngoại ngữ thuộc các cơ quan Nhà nước khác nhau đảm nhiệm (như Bộ Thương mại, Tổng cục V- Bộ Công an, Ban Biên giới Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế TW, Viện Kinh tế Thế Giới, Viện Thông tin Khoa học và Xã Hội, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam Thông tấn xã, v.v...).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ (Nghiên cứu trường hợp Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia (Trang 44 - 45)