trên cùng một thị trường.
Kinh doanh ở thị trường nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khăn về sự khác biệt văn hoá,chính trị và ảnh hưởng khác từ môi trường kinh doanh.Vì vậy các doanh nghiệp có thể liên minh với nhau để giúp đỡ nhau đối phó với những khó khăn của môi trường kinh doanh khi kinh doanh ở thị trường đặc biệt như thị trường Mỹ.
41
KẾT LUẬN
------
Hàng xuất khẩu của Việt Nam đi thị trường các nước ngày một khó hơn do vướng các rào cản kỹ thuật được nhiều nước dựng lên. Chủ động để vượt rào cản là cách nhiều hiệp hội ngành hàng đang làm nhằm tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Rào cản kỹ thuật là một hình thức rào cản thương mại rất phức tạp và rất khó vượt qua ngay cả đối với doanh nghiệp của các nước phát triển. Các quốc gia mà hiện nay chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển đã sử dụng các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh và môi trường hết sức khắt khe để ngăn cản hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào lãnh thổ nước mình. Các rào cản kỹ thuật này đã gây cản trở lớn cho thương mại thế giới, thậm chí còn gây ra cả những vụ xung đột thương mại giữa các quốc gia. Các quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam là những nước chịu tác động của rào cản kỹ thuật nhiều nhất. Mặc dù trong những năm vừa qua,đặc biệt là năm 2010, Việt Nam đạt được chi tiêu xuất khẩu vượt đề ra nhưng vấn đề rào cản kỹ thuật vẫn còn là vấn đề gây khó khăn hoạt động xuất khẩu, vẫn có những tình trạng hàng hóa xuất qua bị trả về, đặc biệt là hàng nông sản. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ hơn về rào cản kỹ thuật của quốc gia mà mình sẽ thâm nhập để điều chỉnh các chỉ tiêu, các thông số cho thích hợp để duy trì mối quan hệ và tránh tình trạng bị cấm hàng hóa của mình vào nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có biện pháp hổ trợ các doanh nghiệp
42
như đã nêu trên để vượt qua các rào cản kỷ thuật này, tiếp cận và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.