Đánh giá cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản kĩ thuật hoa kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

trường Hoa Kỳ.

3.1.1. Cơ hội.

Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm lên tới 1250 tỷ USD, Hoa Kỳ trở thành thị trường khổng lồ với các loại hàng hóa mà Việt Nam có thể xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2013 chiếm khoảng 0,36% nhập khẩu của thị trường này. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng vì thu nhập bình quân của người dân cao nhưng không đồng đều, còn quá nhiều chênh lệch do vậy có thể xuất khẩu sang thị trường này các loại hàng hóa từ rẻ tiền đến đắt tiền. Tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được nâng cao một bước, cơ cấu hàng hóa thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến và theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã và đang phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp của Việt Nam đã quen và hiểu hơn về thị trường Hoa Kỳ từ đó tiếp cận hiệu quả hơn vào thị trường này. Hơn 1 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ là thị trường đáng kể đối với các mặt hàng thực phẩm và là cầu nối rất tốt để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

Thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam có những cơ hội lớn về: - Cơ hội tăng thu nhập, GDP.

- Tăng xuất khẩu.

- Hạ thuế suất, rào cản thương mại. - Tăng đầu tư, FDI.

- Cơ hội cải tiến môi trường kinh doanh.

- Phát triển theo đúng hướng văn minh, hiện đại.

32

lớn.

Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh) trong năm 2007. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhập khẩu. Khoảng 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ lớn thứ nhất thế giới và tăng nhập khẩu thuỷ sản hàng năm vào theo nước này khá cao (4%-9%). Người tiêu dùng Mỹ thuộc nhiều tầng lớp khác nhau rất phân biệt về văn hoá và thu nhập nên các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng . Đây chính là một thị trường tiềm năng cho thuỷ sản của Việt Nam mà chúng ta cần tận dụng để khai thác cho hiệu quả đạt được những thành công trong xuất khẩu.

* Các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ do đó đây là một thị trường sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cao nếu biết cách khai thác.

Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta rất đa dạng và phong phú đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của thị trường Mỹ phù hợp với nhiều tầng lớp khác nhau của thị trường như: Cá ba sa tẩm bột Tempura, Cá ba sa tra cuộn lá dứa, Cá ba sa philê tra nhồi cá hồi, Cá đục phi lê thắt nơ,Facci ghẹ, thịt ghẹ đông, ghẹ cắt ½, ghẹ cắt ¼,Cá đồng quéo philê,... Những mặt hàng này hiện đã phục vụ cho nhu cầu phong phú của thị trường Mỹ. Chính vì vậy khi Việt Nam tiếp tục biết khai thác thị trường này một cách hợp lý sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả khả quan về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ .

* Quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã trở nên bình thường vĩnh viễn vào tháng 12/2006, hiện nay đang tích cực xích lại gần mở ra một cơ hội kinh doanh cho tất cả các ngành của Việt Nam trong đó có ngành thuỷ sản.

Khi quan hệ thương mại Việt-Mỹ đạt được kết quả tốt đẹp với hiệp định thương mại bình thường vĩnh viễn thì chúng ta có nhiều cơ hội hơn khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ, khi đó chúng ta có nhiều cơ hội hơn khi tiếp cận vào thị trường này, các cơ hội thương mại quốc tế bình đẳng hơn với Việt Nam trong đó có ngành thuỷ sản - một ngành được coi là ngành kinh tế hội nhập từ rất sớm và thu được những thành công thể hiện trong giá trị xuất khẩu.

33

Năm 2006 đã mở ra cho Việt nam những điều kiện thuận lợi trong thương mại quốc tế chung ta có được một sân chơi cạnh tranh hơn khi hội nhập kinh tế quốc tế các mặt hàng sản phẩm của Việt Nam sẽ được cạnh tranh tốt hơn đồng thời tạo ra áp lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.Trong tình hình chung đó đã mở ra một hướng mới cho xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường khác nhau đặc biệt là thị trường Mỹ vì đây là khách hàng lớn của thuỷ sản Việt Nam. Chúng ta sẽ có những cơ hội kinh doanh nhiều hơn khi thương mại giữa hai nước diễn ra bình thường như thế sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn thuỷ sản của Việt Nam. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho các ngành sản xuất của Việt Nam nói chung và thuỷ sản nói riêng.

* Do trong thời gian gần đây có rất nhiều nguy cơ đe đoạ về thực phẩm như dịch cúm gia cầm ,các dịch bệnh trên bò và lợn nên thực phẩm chế biến từ thuỷ sản được người tiêu dùng chấp nhận.

Khi xã hội phát triển chất lượng cuộc sống được nâng cao và cải thiện thì nhu cầu của con người nâng cao lên và yếu tố đảm bảo sức khoẻ của con người được đặt lên hàng đầu. Đối với mặt hàng thực phẩm xuất khẩu thì đảm bảo yêu cần về an toàn vệ sinh đảm bảo chất lượng là yêu cầu đặt lên hàng đầu. Khi có rất nhiều nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ con người từ nhiều loại thực phẩm khác nhau khiến người tiêu dùng thế giới phải thay đổi thói quen ăn uống của mình như dịch cúm gia cầm khiến cho người tiêu dùng phải cẩn thận với các sản phẩm từ gia cầm, dịch lở mồm long móng từ lợn và trâu bò hay cả dịch bò điên. Chính vì thế các sản phẩm thuỷ sản lại đang là một ưu tiên lựa chọn số một. Do vậy ngành thuỷ sản Việt Nam đang có một thị trường rộng lớn đặc biệt thị trường Mỹ là một thị trường rất khó tính và đặt vấn đề an toàn cho sức khoẻ lên hàng đầu .

Như vậy hiện nay có rất nhiều cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam khi kinh doanh trên thị trường Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt kịp thời để thu được thành công trên thị trường này.

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản kĩ thuật hoa kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)