Nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng

Một phần của tài liệu Đề tài: Văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 37)

Để nâng cao hiểu biết nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực.Điều quan trọng là phải khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng trong mỗi người dân, và bản thân họ phải được giáo duc để có chung quan điểm cũng như hành động, thì việc bảo tồn mới bền vững. Các nhà quản lý văn hóa, các cấp, các ngành cần có trách nhiệm tạo điều kiện cho đồng bào thực sự là chủ nhân của việc bảo tồn, phải đào

tạo nguồn nhân lực là con em của đồng bào; coi trọng và phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản những người có kinh

nghiệm,hiểu biết, trong hoạt động bảo tồn văn hóa ẩm thực.Nhà nước, cơ quan quản lý và đặc biệt là các địa phương, có trách nhiệm giúp đồng bào nâng cao năng lực tự bảo vệ, trước nguy cơ mai một về ẩm thực.Nhà nước phải có nguồn kinh phí để đảm bảo cho việc thực hiện những trọng tâm của đề án, bên cạnh việc xã hội hóa.

3.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ẩm thực trong các trường học thực trong các trường học

Sự biến đổi về văn hóa ẩm thực diễn ra phần lớn ở tầng lớp thanh niên,họ xem nhẹ việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc mình.giới trẻ ngày nay thường nặng theo xu hướng hòa nhập với người Kinh về cách ăn, mặc,vì vậy việc tuyên truyền giáo duc cho giới trẻ về văn óa ẩm thực phải triển khai ở mọi lúc, mọi nơi.giới trẻ không những được giáo duc tại nhà, địa phương mà còn phải được giáo duc ngay ở trường bằng những bài học thiết thực để nâng cao ý thức trân trọng, lòng tự hào về văn hóa của dân tộc mình.

Nhà trường cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của học sinh, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để học sinh, sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc.Ngoài ra, hằng năm, Đoàn trường cùng các đơn vị chức năng cần phải tổ chức các cuộc thi, các chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực các dân tộc.

3.5 Tiểu kết

Từ thực trạng của văn hóa ẩm thực tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực cuả dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa theo 4 giải pháp lớn,cu thể: Hoàn thiện chính

sách bảo tồn văn hóa ẩm thực, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo duc về văn hóa ẩm thực trong các trường học, giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa ẩm thực.Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là việc nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài: Văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 37)