Nếu như rượu ngô là đặc sản của đồng bào dân tộc các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai thì rượu cần là đồ uống truyền thống của dân tộc Thái ở Quan Hóa.
Cách làm rượu cần rất cầu kì,sau khi đã đong gạo và trấu với số lượng vừa đủ, các nguyên liệu trên được cho vào chiếc nồi lớn để đồ, giống như đồ xôi nếp. Sau khi gạo và trấu được đồ chín họ sẽ
trộn thêm men vào rồi đem ủ trong một khoảng thời gian định sẵn, ở một nhiệt độ nhất định.
Khi đủ ngày, hỗn hợp gạo, trấu, men được cho vào bình sẽ phồng trên nắp, nhìn thấy rõ cả hạt gạo chín và vỏ trấu hòa trộn vào nhau. Người dân sẽ dùng nilon để bọc lại và ủ đợi cẩm xuống. Khi hỗn hợp xuống hết, ngang miệng bình là lúc rượu sẽ dùng được.
Lúc này người dân mới lấy lá ổi hoặc lá mít để chèn vào miệng bình và phủ những mảnh giấy bóng có màu sắc sặc sỡ rồi buộc chặt miệng bình để khoảng 15-20 ngày là có thể đem ra uống được. Làm rượu Cần đã cầu kì, việc uống rượu Cần lại càng cầu kì hơn.
Thường thì một bình rượu Cần sẽ được cắm 6 chiếc cần trúc. Những chiếc cần trúc này đều được dùng 1 dung cu chuyên dung là dây thép nhỏ để thông qua các lỗ cho sạch bui và mủn rồi mới được đem ra dùng.Rượu Cần khi uống cũng phải thật đông người. Tất cả cùng quây quần bên nhau, vừa trò chuyện, thăm hỏi, hát hò và cùng
thưởng rượu. Cũng bởi vậy mà nhắc đến rượu Cần, người ta vẫn thường nhắc đến sự gắn kết, yêu thương lẫn nhau. Và đó cũng là nét văn hóa rất đặc trưng của người Thái.
2.2.3 Những biến đổi về văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay Quan Hóa-Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Từ Chi đã viết về văn hóa Việt Nam: “Có thể nói rằng, không chỉ bây giờ mà trong lịch sử, văn hóa Việt Nam đã luôn thay đổi và nhiều khi thay đổi rất nhanh là khác. Theo tôi, người Việt là một trong những dân tộc rất dễ nhạy cảm và dễ thay đổi mình cho phù hợp vơi hoàn cảnh. Ví du, hiện nay chúng ta khó có thể tìm được ngôi nhà xưa hay y phuc của người Việt”. [3,565-566.]. Nước ta đang đang đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa có nhiều nhà máy, khu công nghiệp hình thành,mọi người ở nông thôn và thành thị đều có những cơ hội tìm kiếm việc làm, các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với kinh tế thị trường làm cho con người quá
coi trọng đồng tiền và đề cao vai trò cá nhân nên đã tác động và làm biến đổi về lối sống,biến đối về văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng.
Văn hóa ẩm thực của người Thái có rất nhiều biến đổi,về lương thực thực phẩm đa số được lấy từ chợ có rất ít hộ gia đình lấy nguồn thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt.Ngày trước, nguồn thức ăn người dân chăn nuôi của họ chủ yếu lấy từ phu phẩm của nông nghiệp tuy nhiên,hiện nay với nền công nghiệp phát triển người dân chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp như: bột tăng trọng, cám...
Trước đây cơm nếp là món ăn truyền thống và cũng là món chính cho mỗi bữa ăn của dân tộc Thái.Hiện nay thì cơm tẻ đã thay thế hoàn toàn trong mâm cơm thường ngày,cơm nếp chỉ dùng trong những ngày đặc biệt hoặc các ngày lễ tết.Nguyên nhân của sự biến đổi này là do năng suất của lúa nếp thấp hơn lúa tẻ,cách chế biến xôi nếp cầu kì và tốn thời gian.Thức ăn trong bữa cơm phong phu ́,đa dạng hơn, quan niệm ăn ngon ngày càng được chú trọng.
Trong ăn uống xuất hiện rất nhiều đồ ăn,nước uống không phải do đồng bào tự cung, tự cấp do nhập từ nơi khác về,rất nhiều đồ ăn đóng gói,đồ uống thì xuất hiện rất nhiều hãng bia,rượu,nước ngọt.Một số món ăn truyền thống như: thịt gác bếp cũng được nhập từ nơi khác.
Bên cạnh đó,còn xuất hiện những món ăn và cách chế biến món ăn của dân tộc khác, giới trẻ ngày nay thường ưa chuộng đồ ăn Hàn, đồ Âu hơn những món ăn truyền thống.
Văn hóa ăn uống và cách tổ chức bữa ăn cũng có sự biển đổi.Trước đây mỗi gia đình đều phải chờ đợi nhau,tất cả các thành viên trong nhà thường quây quần bên mâm cơm nhưng ngày nay do bận rộn công việc mà họ quên đi văn hóa ăn uống truyền thống của dân tộc mình.Còn một số người coi ăn uống chỉ là sự thỏa mãn cơn đói và khát thông thường, chính vì vậy không có những ứng xử cũng như thái độ trong văn hóa ẩm thực.