Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, từ xa xưa đồng bào người Thái ở huyện Quan Hóa đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa, hòa nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Mỗi tộc người đều có văn hóa ẩm thực khác nhau với cách thức chế biến và trình bày khác nhau.Điều đó tạo ra sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.Tuy nhiên hiện nay sự pha trộn giữa các nền văn hóa của các vùng đang diễn ra mạnh mẽ.Để bảo tồn và giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống nên thực hiện bằng các giải pháp sau:
Khôi phuc và tận dung các nguồn nguyên liệu tự nhiên.Ngày nay có rất nhiều nguyên liệu được nhập từ mọi nơi,thậm chí là từ nước ngoài,để hạn chế việc nhập nguyên liệu từ nơi khác người Thái ngoài việc săn, bắt hái lượm từ tự nhiên phải kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi tại nhà để khôi phuc và phát triển các nguồn
nguyên liệu truyền thống.
Phuc hồi cách chế biến các món ăn truyền thống cũng là điều hết sức quan trọng.Cùng một nguồn nguyên liệu bằng những cách chế biến khác nhau sẽ tạo ra những hương vị khác nhau.Để giữ gìn các chế biến truyền thống những người già, người có kinh nghiệm phải truyền dạy cách thức chế biến cho thế hệ sau.
Ngoài ra,việc bảo tồn phát huy văn hóa ẩm thực không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà còn ở ngay ở ý thức người dân.Do vậy các cơ quan quản lý phải theo gdoix và chỉ đạo người dân trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống.