Trốn học, bỏ tiết vì nghiện game online, Facebook,

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm trung học sơ sở: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS lương thế vinh – huyện krông ana – tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 33)

Hiện nay cùng với sự tiến bộ của ngành bưu chính viễn thông, Internet đã xâm nhập vào cửa ngõ của mọi tầng lớp, mọi gia đình và mỗi cá nhân. Bên cạnh những lợi ích rất lớn của Internet, tôi xin đưa ra một vấn nạn lạm dụng mạng xã hội vào những mục đích vô ích đối với phần lớn học sinh hiện nay:

Như chúng ta đã biết, Internet là một công cụ học tập hết sức hữu ích. Tuy nhiên nếu lạm dụng Internet quá mức sẽ có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của người sử dụng. Thực trạng nghiện Internet của học sinh ngày một tăng nhanh. Nguyên nhân chính là các em thiếu định hướng đúng đắn trong học tập, thiếu kĩ năng sống và kiểm soát bản thân, có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ nhưng thiếu kĩ năng ứng xử với cuộc sống.

Nghiện Internet hiện nay được xem như một căn bệnh truyền nhiễm mà các triệu chứng khó chữa đó là: nghiện game – online, Facebook, chat…Một trong những thực trạng đang ở mức báo động đối với giới trẻ hiện nay đó là nghiện

Nghiện Facebook: Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến nhân cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Là nơi “sản xuất” ra đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc.

VD: Em L.T.C – Học sinh lớp 8A1( Do cô Tạ Thị Hạnh chủ nhiệm vốn dĩ là một học sinh ngoan, em đã từng là tổ trưởng và nằm trong đội tuyển được ôn để dự thi học sinh giỏi cấp huyện. Tuy nhiên thời gian gần đây em có biểu hiện sa sút về học tập, trong lớp em thường thiếu tập trung, hay ngủ gật. Khi giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu mới biết em nghiện Facebook. Phần lớn thời gian buổi tối em thường lên mạng để kết bạn, tán gẫu với bạn bè trong thế giới ảo.

Trường hợp khác: Em P. T. H đột ngột đòi gia đình cho nghỉ học mà không nói rõ lí do. Khi tìm hiểu mới biết dobị mất nick Facebook nên em hoang mang lo lắng đến mức không đủ tự tin để tiếp tục đến trường.

Vì đây là tình huống xảy ra khá phổ biến, giáo viên chủ nhiệm dành thời gian cho cả lớp, phân tích cho học sinh hiểu Facebook rất có lợi ích – giúp mọi người trao đổi thông tin cho nhau, giải trí sau những buổi học tập căng thẳng. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, trò lên facebook thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. Các em không thể không sử dụng, mà phải khuyến khích các em chỉ dùng nó để phục vụ cho việc trao đổi thông tin học tập khi cần thiết.

Để quản lí thời gian học tập ở nhà của các em giáo viên bí mật tạo một nick name sau đó kết bạn với những học sinh trong lớp thông qua một bạn khác (lớp trưởng). Sau một thời gian kết bạn, trao đổi thông tin qua lại, nắm bắt lịch trình và

những tâm tư của các em, giáo viên sẽ “xuất đầu lộ diện”. Tôi tin là học sinh sẽ “khâm phục, khẩu phục”.

Trong các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm xây dựng phiếu tham khảo ý kiến của học sinh về các tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng Facebook và Game như sau:

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH KHI SỬ DỤNG FACEBOOK, GAME ONLINE Tác động tích cực Tác động tiêu cực - - - - - - - - - -

Từ đó là cơ sở để giáo dục các em không nên quá lạm dụng Facebook, game. Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến các em mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của các bạn sẽ sa sút dần. Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng tới mắt của bạn. Vậy, ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng

nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng.

Đồng thời nhắc nhở phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến thời gian học tập ở nhà, thường xuyên theo dõi, giám sát thường xuyên nếu nhà có kết nối Internet.

Nguồn: Internet; ảnh chụp trong quán Internet tại địa phương

Nghiện game online: Hiện nay các trò chơi điện tử đã ngốn không ít thời gian của học trò. Mặc dù đã có nhiều phản ánh từ các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh, nhưng các cơ sở này vẫn mọc lên ngày càng nhiều. Các cư dân mạng vẫn

không ngừng cung cấp những trò chơi trực tuyến mà đã dính vào là khó bỏ qua. Một khi đã sa vào những trò chơi trực tuyến sẽ đánh mất giá trị của bản thân và đánh mất luôn cả một tương lai ở phía trước. Làm thế nào để giúp các em thoát khỏi “địa ngục” trên?

VD: Em học sinh có tên là N.V.H – Học lớp 8A2( Do cô Nguyễn Thị Thanh Ngọc chủ nhiệm) là một học sinh nhanh nhẹn, khá thông minh, khi mới vào lớp 6 em còn nằm trong ban cán sự lớp. Nhưng thời gian về sau em đã có biểu hiện nghiện game. Ban đầu chỉ vắng học một vài buổi và vẫn có giấy xin phép, dần dần số ngày nghỉ tăng lên, thậm chí còn bỏ giờ cúp tiết. Hơn thế nữa, để có tiền chơi game em đã vát trộm cà phê của bố mẹ, khi bị phát hiện hoảng sợ bỏ chạy và bị ngã gãy tay. Hậu quả nghiêm trọng hơn, năm học này em đã lưu ban lại lớp 8.

Trường hợp giống em H hẳn là không ít. Theo tôi để “cai nghiện” không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng đã có nhiều giáo viên chủ nhiệm đã làm được điều đó. Trước tiên, giáo viên chủ nhiệm hãy mở rộng tấm lòng vị tha, đừng xem em là một con nghiện như bao người khác. Hãy giúp em có cảm giác mình còn giá trị, ít nhất là đối với giáo chủ nhiệm. Mặc khác, giáo viên cần tăng giá trị của em lên bằng việc giao cho một chức vụ nào đó và luôn khen em trước lớp để kích cầu tinh thần phấn đấu của học sinh. Đồng thời giáo viên cần phân tích cho em hiểu những tác hại của game online.

Thứ hai, đối với gia đình học sinh, cần quan tâm hơn nữa cuộc sống của con cái. Hãy thường xuyên động viên, gần gũi, khuyên bảo. Hãy thay những buổi ăn sáng với năm ba nghìn bằng những bữa ăn gia đình do mẹ đạo diễn để tránh tình trạng học sinh sử dụng số tiền đó vào các trò chơi vô bổ.

Trò chơi điện tử nếu càng cấm càng thấy khao khát, càng thèm và lại càng không bỏ được. Vì vậy cần phân tích để học sinh thấu hiểu, và tự bản thân mình

điều chỉnh để tự xa lánh với các trò chơi vô bổ trên. Hãy lôi kéo em vào học tập và các hoạt động phong trào khác để em không còn thời gian nghĩ đến nó nữa.

Nhà trường cũng cần phát huy vai trò của ban nề nếp để hạn chế tình trạng học sinh bỏ giờ, cúp tiết đi chơi game.

Giáo viên chủ nhiệm và GV bộ môn Mỹ thuật cần có nhiều bài viết, bài vẽ tuyên truyền về tệ nạn nghiện game online.

Còn có giải pháp nào hay hơn, thiết thực hơn mà các đồng chí đã áp dụng? xin mời cùng chia sẻ.

IV. Tính mới của giải pháp:

Để thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên tôi thiết nghĩ điều quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm có lòng nhiệt tình, niềm đam mê với nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.

Có sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ của gia đình, Lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, chính quyền địa phương và các giáo viên bộ môn.

Thư viện nhà trường được trang bị các tài liệu viết về tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên.

Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một tình huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ Bước 1: Khi giáo viên thực hiện một cách cụ thể, toàn diện việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phân loại đối tượng học sinh thì Bước 3 (nắm bắt nguyên nhân học sinh vi phạm nội quy đạo đức và đề xuất một số biện pháp để khắc phục)sẽ rất nhanh chóng, dễ dàng, có độ chính xác cao.

Việc thực hiện có hiệu quả bước 4 sẽ giúp GV đúc rút được kho kinh nghiệm quý báu (Bước 5), làm tiền đề để thực hiện tốt hơn nữa đối với những trường hợp xử lý HS vi phạm đạo đức sau này.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm trung học sơ sở: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS lương thế vinh – huyện krông ana – tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w