Gây gổ, đánh nhau

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm trung học sơ sở: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS lương thế vinh – huyện krông ana – tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 27)

Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó. Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta ngoảnh lại nhìn hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh? Đối với những người làm trong ngành giáo dục hẳn không ai có thể không trăn trở về vấn nạn bạo lực diễn ra trong trường học.

Bạo lực học đường từ đâu tới? Câu hỏi này có rất nhiều người trả lời được nhưng lại có rất ít người trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Với một khái niệm như thế này, biết trả lời như thế nào mới là đúng và đủ? Bạo lực học đường thường diễn ra khi có mâu thuẫn (lớn hoặc nhỏ) giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều là do xô xát giữa các học sinh này với nhóm học sinh khác. Từ những xích mích mà các bạn cho

là lớn như “cướp người yêu của nhau”, “ làm bẽ mặt các bậc anh chị” cho đến những việc nhỏ bằng đầu tăm như “nhìn đểu”, “vênh” hoặc chỉ vì một trò đùa ngổ nghịch thường ngày đều được lấy ra để lí giải cho hành động đánh bạn.

- VD4: Vì một vài xích mích nhỏ, N.T.P (8A1) thuê L.V.Đ (7A5) đánh bạn N.V.Q lớp 8A3, nếu hoàn thành niệm vụ sẽ trả cho 2000 đồng. Thế là xảy ra xô xát giữa Q và Đ, Q vô tình bị Đ đánh mà không biết lí do gì. Tuy nhiên, chuyện bé xé thành to. Một số bạn học sinh nam ở khối 8 muốn tỏ ra mình là những vị “anh hùng hảo hán”, muốn bảo vệ bạn mình bằng cách dùng bạo lực để can thiệp. Chưa dừng lại ở đó, các bạn lôi kéo anh em đến cổng trường để khiêu chiến. Và hậu quả để lại không nhỏ (một học sinh nam lớp 8 đã bị tổn thương hàm và răng).

Là một giáo viên chủ nhiệm có học sinh tham gia vào trận ẩu đả trên, tôi xin đưa ra một số ý kiến sau:

Trước tiên, ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Để xảy ra tình trạng trên đều do nhận thức của bản thân các em chưa tốt. Đặc biệt là các em nam hay muốn thể hiện mình là đại ca, là đàn anh đàn chị nên không kìm chế được bản thân, chưa nhận thức đúng đắn dẫn đến hành vi vi phạm nghiêm trọng.

Đối với những học sinh này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phân tích cho các em hiểu hành vi đánh bạn là việc làm sai trái. Vì đây là vấn đề đã đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm không thể đơn phương giải quyết. Triệu tập gia đình học sinh, trình bày rõ nguyên nhân, động cơ khiến các em vi phạm cho gia đình biết. Sau đó lập biên bản gửi về nhà trường vì mức độ vi phạm nghiêm trọng. Nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỉ luật để xử lí kịp thời. Tạm đình chỉ học tập một tuần và cho lao động tại gia đình để các em thấy được những vất vả thường ngày bố mẹ phải gánh vác. Tuyệt đối không nên đuổi học, loại bỏ các em ra ngoài xã hội khi tuổi đời các em còn rất nhỏ.

Đồng thời phân tích cho các em hiểu việc vi phạm của bản thân khiến cho thầy cô buồn lòng, bố mẹ phải tổn thất về thời gian đi lại giảng hòa, mất một khoản tiền để chữa trị thuốc thang cho bạn, tình cảm bạn bè bị tổn thương, mất mát.

Theo tôi để hạn chế bạo lực xảy ra trong trường học, nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em, xây dựng môi trường học tập vui tươi, lành mạnh. Tạo điều kiện cho các em sinh hoạt chủ điểm, múa hát tập thể, dân vũ trong các giờ ra chơi với các bài hát thể hiện tinh thần đoàn kết để các em không có cơ hội gây sự, kiếm chuyện với nhau. Tạo không khí vui tươi, thân thiện sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi để các em cảm thấy yêu trường mến lớp, tình cảm bạn bè ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm trung học sơ sở: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS lương thế vinh – huyện krông ana – tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w