(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Hội Sở MBBank từ 2006-2008)

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của MBbank (Trang 43 - 45)

Từ bảng trên cho thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng thay đổi qua các năm nhưng cho vay để mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian qua chiếm 77% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008, chiếm 70% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 và chiếm 68,4% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ cơ cấu dư nợ năm 2008:

Dư nợ cho vay mua, xây sửa nhà chiếm tỷ trọng lớn là do nhu cầu nhà ở là nhu cầu bức thiết được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đang trong giai đoạn lập nghiệp (22-30 tuổi) tập trung học tập và làm việc ở những khu đô thị lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…). Hơn nữa đời sống kinh tế ngày càng cao nên nhu cầu được sống trong các căn nhà với trang thiết bị hiện đại, kiên cố, thẩm mỹ cũng làm cho sản phẩm cho vay xây, sửa nhà chiếm tỷ trọng cao.

Cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm vay tiêu dùng. Từ chiếm tỉ trọng 19,6% năm 2006 đến 22% năm 2004 và đạt 30% năm 2008. Có thể nói sau những quy định của Chính phủ, đưa ra biểu giá đất chung từ năm 2007, đã có tác động lớn hạ nhiệt cơn sốt bất động sản, giảm một phần dư nợ cho vay mua nhà xu hướng tăng từ cho vay mua nhà chuyển sang cho vay mua ô tô. Hơn nữa xã hội ngày càng có nhiều người có thu nhập cao, nhu cầu mua ô tô phục vụ đi lại rất lớn. Cho vay mua ô tô sẽ là thị trường tiềm năng của ngân hàng trong thời gian tới.

Cho vay hỗ trợ du học có xu hướng giảm đáng kể từ chiếm tỷ trọng 8% năm 2007 giảm còn 1,7% năm 2008. Do ngân hàng chưa có chiến lược quảng bá giới thiệu, sản phẩm này đến với công chúng. Các gia đình có người thân đi du học thường có đủ tiềm lực kinh tế hoặc chỉ vay để chứng minh tài chính. Thời gian tới ngân hàng có thể kết hợp với các trường đại học trong nước có chương trình liên kết

đào tạo với nước ngoài: du học tại chỗ để phát triển sản phẩm này hơn nữa. Bởi nhu cầu học hành nâng cao tri thức ở giới thanh niên Việt Nam đã ngày càng gia tăng. Ngân hàng phải hỗ trợ đầu tư cho sản phẩm dịch vụ mới này.

2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian.Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian

Đơn vị tính: triệu VND

STT Thời hạn Năm 2007 Năm 2008

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của MBbank (Trang 43 - 45)