(Nguồn báo cáo thường niên 2007-2008)
2.3.2.2. Khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại MBBank * Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu
dùng .
- Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng/tổng thu lãi từ cho vay: tỷ trọng này trong những năm qua liên tục tăng trưởng. Năm 2007 tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm 33% tổng thu lãi từ cho vay chung thì sang năm 2008 tỷ trọng này tăng lên khoảng 38%. Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng 32% trong tổng dư nợ tín dụng chung nhưng hoạt động này đã đóng góp khoản lợi nhuận đáng kể, khẳng định rõ đây là mảng kinh doanh sinh lợi cao cho ngân hàng.
- Về doanh số cho vay tiêu dùng: Năm 2008 chi nhánh Hà Nội chiếm 32%, chi nhánh Hồ Chí Minh chiếm 28%. Từ năm 2007 Tổng giám đốc đã quyết định thành lập một Tổ có chức năng quan hệ công đồng (P/R) chuyên nghiệp và chính thức đăng kí thương hiệu để tránh những trnah chấp có thể phát sinhtrong tương lai.Nhờ việc đảy mạnh công tác quản cáo giới thiệu về MBBank nên nâng cao hình ảnh của MBBank đối với cộng đồng dân cư Việt Nam. Tất cả những điều trên đã tạo sự hăng say, phấn khởi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Ngân hàng và CBTD nói riêng tích cực làm việc đẩy mạnh doanh số cho vay tiêu dùng lên cao.
- Tỷ lệ dư nợ/ tổng huy động vốn qua các năm như sau:
Bảng 2.8.Tỷ lệ dư nợ/tổng huy động vốn.
Đơn vị tính :Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006
Tổng dư nợ/ tổng huy động 53% 48% 68%
Dư nợ trung dài hạn / tổng huy
động 25% 22% 41%
Qua bảng trên ta thấy, mức cho vay của MBBank còn thấp so với nguồn huy động (trung bình 50%). Điều đó chứng tỏ nguồn vốn của MBBank dùng để cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng còn rất lớn đủ để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng lên trong tương lai.
- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Nếu như năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng chung toàn hệ thống là 1,37%. Riêng hoạt động cho vay tiêu dùng nợ quá hạn lên tới 1,75%. Dù rằng hoạt động cho vay tiêu dùng vốn có rủi ro cao song trong thời gian tới CBTD cá nhân phải nâng cao khả năng phân tích, thẩm định khách hàng, khả năng kiểm tra, kiểm soát sau cho vay để hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn vay tiêu dùng.
* Chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình, sáng tạo. Nhiều năm gầy đây MBBank triển khai tốt chương trình “Văn hóa công sở” và “MBBank mái nhà thứ hai” đặc biệt là các chính sách thu hút nhân tài như tiếp nhận số lượng lớn các sinh viên khá giỏi từ 2 trường đại học lớn là Kinh tế Quốc dân và Học viện Ngân hàng về thực tập tại Ngân hàng, sau đó sẽ lựa chọn những sinh viên có trình độ cao giữ lại Ngân hàng. Đối với bản thân các nhân viên (cụ thể là CBTD) không có sự phân biệt về tuổi tác hay thời gian làm việc tại Ngân hàng, sự phân công, bổ nhiệm vào những chức vụ chủ chốt như trưởng, phó phòng tín dụng ở các nhánh cấp I, cấp II hoàn toàn lựa chọn trên năng lực cá nhân. Thực tế có nhiều CBTD tuổi đời 24 – 25 tuổi đã giữ các chức vụ lãnh đạo. Nhờ những chính sách đó, nên các chi nhánh trong hệ thống đã sở hữu nguồn nhân lực có chất lượng tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đây là một điểm mạnh của MBBank trong quá trình cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Bảng 2.9. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của MBBank 2004 – 2005.
Năm Tổng số
lao động
Trình độ chuyên môn Tuổi đời