THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THUỐC TIÊM 1 Nhận diện chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH NHÓM sản PHẨM THUỐC TIÊM (Trang 35 - 36)

1. Tỷ suất GV/GB các chi nhánh 47,53% cao hơn 4,93% so với kế hoạch do: Từ đầu năm đến nay Danapha có một số đợt giải hàng cận date

2.2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THUỐC TIÊM 1 Nhận diện chiến lược kinh doanh

2.2.1 Nhận diện chiến lược kinh doanh

Trong cơ cấu doanh thu của Danapha theo kênh phân phối, thì kênh ETC chiếm tỷ lệ chính, hơn 70% doanh thu là từ số lượng thuốc cung ứng cho các bệnh viện. Nhưng việc phân phối thuốc trong bệnh viện được quy định chặt chẽ bởi các thông tư 15 về đấu thầu. Chính vì vậy, để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, Danapha đã áp dụng kết hợp chiến lược dẫn đạo về chi phí và chiến lược tạo sự khác biệt:

- Giảm giá bán, tăng số lượng sản xuất nhằm đạt được tính kinh tế theo quy mô lớn đối với các sản phẩm phổ biến, nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp tăng khả năng trúng thầu của các sản phẩm đó. Mục tiêu Danapha đặt ra với các sản phẩm này là lợi nhuận tối thiểu chỉ cần đáp ứng được các chi phí vận hành nhà máy, chi trả lương cho nhân viên.

- Nghiên cứu những sản phẩm có các yếu tố kỹ thuật khác biệt với đối thủ trên thị trường. Cụ thể hiện nay Danapha có 04 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Tương đương sinh học của Bộ y tế và hơn 10 sản phẩm độc quyền khác. Những sản phẩm này không bị cạnh tranh khi đấu thầu và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty Tuy nhiên, những chiến lược này chỉ tập trung cho nhóm sản phẩm đông dược và thuốc viên tân dược, các sản phẩm thuốc tiêm phải sản xuất dây chuyền riêng và hệ thống nhà xưởng phải đạt tiêu chuẩn cao hơn nên chưa được quan tâm đầu tư. Trong những năm gần đây thì Danapha lại đang mất dần lợi thế cạnh tranh từ các sản phẩm độc quyền như Bài Thạch - sản phẩm đông dược chiếm gần 20% tổng doanh thu Danapha đã xuất hiện hai đối thủ cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, dưới sự quản lý gắt gao của Cục Quản lý Dược, các công ty dược rất khó đăng ký xin phép sản phẩm mới từ thuốc dược liệu. Các sản phẩm thuốc viên tân dược truyền thống của Danapha cũng đang có nguy cơ bị thay thế bởi các thế hệ thuốc mới phát minh.

Chính vì vậy, Danapha định hướng phát triển dòng thuốc tiêm, nhưng thực tế lại chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn nào.

Hiện nay, sản phẩm thuốc tiêm của Danapha đang bị cạnh tranh rất nhiều bởi các công ty khác như Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc, Công ty Cổ phần Dược Trung ương CPC1, dẫn đến doanh số sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2017 và nhất là 2018. Thêm vào đó, Cục Quản lý Dược Việt Nam yêu cầu Danapha phải đầu tư sửa chữa lại chuyền sản xuất thuốc tiêm để đảm bảo đạt chỉ tiêu cấp dộ sạch A (sản xuất trong môi trường vô khuẩn), vì vậy Danapha phải tốn chi phí sữa chữa lớn vào cuối năm 2018 mới có thể tiếp tục sản xuất thuốc tiêm. Chi phí đầu tư này sẽ được khấu hao trong 15 năm và sản lượng bắt buộc phải đạt 2 triệu ống/năm mới duy trì vận hành nhà máy. Vì các lý do trên, Danapha đã chọn chiến lược dẫn đạo về chi phí, hạ giá bán để trúng thầu nhiều hơn. Số liệu kinh doanh nhóm sản phẩm này năm 2019 đã chứng kiến sự tăng trưởng gấp đôi so với năm 2018. Tuy nhiên, đây chỉ là chiến lược ngắn hạn, không mang tính lâu dài vì giá thầu sản phẩm đang ngày giảm, tiệm cận với giá thành sản xuất, thậm chí một số sản phẩm thuốc tiêm đang được bán dưới giá thành.

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH NHÓM sản PHẨM THUỐC TIÊM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w