Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện:

Một phần của tài liệu BCTT QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU (Trang 45)

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hải quan cảng.

Có biện pháp xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế phát sinh tiêu cực làm cản trở cho các doanh nghiệp. Kiên quyết chống hành vi tham ô, nhũng nhiễu trong đội ngũ hải quan. Công chức hải quan cần hướng dẫn cụ thể, chỉ ra cái sai cho doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp mà xử lý từ cảnh báo tới phạt hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật. Khi được phân bổ nhiệm vụ, công chức hải quan cần nhanh chóng làm việc để đảm bảo tiến độ công việc giúp doanh nghiệp đóng hàng thông quan, tránh tình trạng lưu kho lưu bãi hay rớt hàng. Các khâu làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng tới tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp bức thiết là đơn giản hóa thủ tục hải quan theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa giúp việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, tránh những phiền toái không cần thiết.

 Tăng cường chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Việc Việt Nam ra nhập ASEAN, AFTA, APEC, WTO…đã nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển. Nhưng số nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam không nhiều, chúng ta cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng, hai bên cùng có lợi với các quốc gia khác đặc biệt là trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Từ đó, gián tiếp thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho ngành giao nhận phát triển. Hơn nữa, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu và trưởng thành hơn.

 Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Một hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất sẽ tạo một hành

lang pháp lý ổn định, tạo tư tưởng an tâm cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhận trong nước cũng như những nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính…nhằm thúc đẩy và phát triển hệ thống giao nhận.

Nhà nước tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giao nhận đường biển. Nhà nước cần đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển như xây dựng và mở rộng cảng biển, hiện đại hoá thiết bị xếp dỡ vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư để mở rộng tuyến đường sắt sao cho đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cấp tu sửa hệ thống đường bộ, cầu cống… để cùng với vận tải đường biển, người giao nhận có thể thực hiện vận tải hàng hoá đa phương thức một cách thuận tiện, dễ dàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.3.2 Kiến nghị đối với công ty

 Cập nhật thường xuyên những bộ luật, văn bản, quy định mới của Nhà nước liên quan đến hoạt động của công ty.

 Ban lãnh đạo công ty nên tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời, công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo nhằm giúp nhân viên trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của nhau.

 Công ty nên có chế độ lương bổng và khen thưởng hợp lý cho nhân viên dựa trên nguyên tắc ai làm tốt, có công thì được thưởng, ai làm sai, phạm lỗi thì bị phạt, có như vậy thì mới khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.

KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với nước ta là một nước đang phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu luôn đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần tự hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Vì thế hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đổng xuất khẩu là một tất yếu khách quan, là vấn đề cấp thiết trong môi trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Mục tiêu nghiên cứu đề tài quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cũng chính là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, tiến tới phát triển thành một doanh nghiệp lớn mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.

Trên cơ sở đó bài Báo cáo đã Phân tích một cách có hệ thống và hiểu rõ về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng tại công ty Cổ Phần Sản xuất Nhựa Phú Mỹ, từ đó Nhận ra những vướng mắc trong quy trình tìm ra nguyên nhân và đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy trình tổ chức thực hiện hợp dồng xuất khẩu tại công ty Cổ Phần Sản xuất Nhựa Phú Mỹ.

Dù đây cũng chưa phải là những giải pháp hoàn hảo nhất. Nhưng đợt thực tập cuối khoá này đã giúp em có thể tích luỹ thêm các kiến thức kinh nghiệm cho nghề nghiệp của em sau này. Do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót, em kính mong dược sự góp ý của Quý thầy Quý cô giúp cho bài thực tập cuối khoá của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ThS Nguyễn Việt Tuấn và ThS Lê Văn Diệu, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh Xuất nhập khẩu (2016)

TS Nguyễn Thanh Hùng, Giáo trình Vận tải Giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Kinh tế TPHCM 2015

Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Phú Mỹ năm 2017, 2018. Website của Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Phú Mỹ, truy cập từ pmp.com.vn

PHẦN PHỤ LỤC 1. Purchase Contract 2. Commercial Invoice 3. Packing List 4. Bill of Lading 5. Certificate of Origin 6. Certificate of Quantity 7. Certificate of Quality

8. Certificate of Non-Wooden Packing Material 9. Test Certificate

10. Certificate of Analysis

11. Certificate of Export Cargo Insurance 12. Phytosanitary certificate

13. Good’s Information list 14. Benifeciary’s certificate

Một phần của tài liệu BCTT QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)