Giá trị chẩn đoán của xét nghiệm D-dimer

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 34 - 35)

Bảng 3.13 Thang điểm Geneva 3 mức trong nhóm nghiên cứu

4.3.1.2. Giá trị chẩn đoán của xét nghiệm D-dimer

Từ kết quả phân tích đường cong ROC (hình 3.2), chúng tôi xác định được giá trị điểm cắt nồng độ D-dimer là 2,1mg/l FEU. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 cho thấy số trường hợp có nồng độ D-dimer > 2,1mg/l FEU trong nhóm TĐMP (+) (73%) cao hơn nhóm TĐMP (-) (38,2%), OR 4,37 (95% CI: 1,99 – 9,62), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Giá trị của xét nghiệm D-dimer trong chẩn đoán TĐMP như sau: Se 73%, Sp 61,8%, PPV: 29%, NPV: 91,5%, tỷ số khả dĩ (+): 1,91, tỷ số khả dĩ (-): 0,43. Như vậy, với điểm cắt 2,1mg/l FEU, chúng tôi thấy xét nghệm D-dimer có khả năng loại trừ TĐMP khá tốt (NPV: 91,5%). Tuy nhiên xét nghiệm có Se 73% và PPV 29%, do vậy khi kết quả xét nghiệm (+), nên phối hợp với các thăm dò khác để chẩn đoán xác định TĐMP. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Akpinar EE và CS, giá trị của D-dimer trong chẩn đoán TĐMP có Se 70% và Sp 71%, sự phù hợp về kết quả có lẽ do thiết kế nghiên cứu tương tự nhau.

Giá trị loại trừ TĐMP khi phối hợp nồng độ D-dimer (-) (< 2,1 mg/l FEU) với thang điểm đánh giá nguy cơ lâm sàng (Wells và Geneva cải tiến)

(1) Phối hợp với thang điểm Wells < 5 điểm

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy trong nhóm D-dimer ≤ 2,1mg/l FEU kết hợp với thang điểm Wells < 5, số trường

hợp TĐMP (+) (56,8%) thấp hơn số trường hợp TĐMP (-) (87,9%), OR: 0,18 (0,08 – 0,4), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Giá trị trong loại trừ TĐMP như sau: Se 87,9%, Sp 43,2%, PPV 87,9%, NPV 43,2%. Tỷ số khả dĩ (+): 1,55; tỷ số khả dĩ (-): 0,28. Trong nhóm D- dimer ≤ 2,1mg/l FEU kết hợp với thang điểm Wells < 5 có 173 bệnh nhân, trong đó có 21 bệnh nhân TĐMP (+), chiếm tỷ lệ 12,1%, 152/173 bệnh nhân không có TĐMP (87,9%).

(2) Phối hợp với thang điểm Geneva cải tiến ≤ 6 điểm

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.15 cho thấy trong nhóm kết hợp nồng độ D-dimer ≤ 2,1mg/l FEU và Geneva ≤ 6, số trường hợp TĐMP (-) (98,3%) cao hơn số trường hợp TĐMP (+) (59,5%); OR 0,026 (0,007 – 0,097), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Giá trị của việc phối hợp trong loại trừ TĐMP như sau: Se 98,3%, Sp 40,5%, PPV 88,5%, NPV 83,3%. Tỷ số khả dĩ (+): 2,43; tỷ số khả dĩ (-): 0,042. Trong nhóm kết hợp D-dimer ≤ 2,1mg/l FEU và Geneva ≤ 6 có 22/192 bệnh nhân TĐMP (11,4%), 170/192 bệnh nhân không có TĐMP (88,6%).

Như vậy, từ kết quả bảng 3.12 và bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ TĐMP trong nhóm phối hợp kết quả D-dimer (-) với Wells < 5 và Geneva ≤ 6 gần tương đương nhau (12,1% và 11,4%). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy khi phối hợp D-dimer ≤ 2,1mg/l FEU và Geneva ≤ 6 cho độ nhạy và trị số dự báo âm (Se 98,3%, Sp 83,3%) cao hơn so với phối hợp D- dimer ≤ 2,1mg/l FEU và Wells < 5 (Se 87,9%, Sp 43,2%). Theo Righini M và CS (2014), trong số 673 bệnh nhân có khả năng lâm sàng thấp hoặc trung bình, nếu phối hợp với giá trị D-dimer (-) (giá trị điểm cắt 0,5mg/l FEU và hiệu chỉnh theo tuổi) sẽ giúp loại trừ TĐMP từ 6,4% (nếu chỉ sử dụng D-dimer (-)) tăng lên 29,7% mà không có trường hợp nào âm tính giả. Hội tim mạch Châu Âu năm 2014 cũng khuyến cáo phối hợp giữa kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính (dưới ngưỡng điểm cắt) với nguy cơ lâm sàng không cao (Wells < 5 và Geneva ≤ 6) là an toàn để loại trừ TĐMP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w