Geneva cải tiến trong chẩn đoán TĐMP
3.1. Xét nghiệm D-dimer:
- Nồng độ (mg/l FEU): (5,17 ± 3,93). Điểm cắt: 2,1mg/l FEU.
- AUC: 0,744 (95% CI: 0,66- 0,83), p < 0,001.
- Giá trị chẩn đoán: Se 73%, Sp 61,8%, PPV: 29%, NPV: 91,5%.
- Phối hợp với thang điểm Wells loại trừ TĐMP: Se 87,9%, Sp
43,2%, PPV 87,9%, NPV 43,2%.
- Phối hợp với thang điểm Geneva cải tiến loại trừ TĐMP: Se
98,3%, Sp 40,5%, PPV 88,5%, NPV 83,3%.
3.2. Thang điểm Wells
- AUC: 0,703 (95% CI: 0,59 – 0,82), p < 0,001
- Giá trị chẩn đoán: Se 29,7%, Sp 99,4%, PPV 91,7 %, NPV 86,9%. 3.3. Thang điểm Geneva cải tiến
- AUC: 0,719 (95% CI : 61,8 – 82,1), p < 0,001.
- Giá trị chẩn đoán: Se 40,5%, Sp 98,3%, PPV 83,3%, NPV 88,5%. KHUYẾN NGHI
Nghiên cứu chẩn đoán TMĐP ở 210 bệnh nhân đợt cấp COPD có kết quả xét nghiệm D-dimer > 1mg/l FEU, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Nên tầm soát TĐMP ở bệnh nhân đợt cấp COPD trong các trường hợp: đợt cấp không do nhiễm trùng, tiền sử HKTMS, thời gian mắc bệnh > 5 năm, bất động tại giường > 3 ngày, tắc nghẽn mức độ nặng, COPD nhóm D, kiểu hình nhiều đợt cấp, và nhiều bệnh đồng mắc.
2. Nên phối hợp thường quy xét nghiệm D-dimer ở ngưỡng điểm cắt 2,1 mg/l FEU với thang điểm Wells < 5, thang điểm Geneva cải tiến ≤ 6 trong loại trừ TĐMP.
3. Cần có thêm các nghiên cứu theo dõi lâu dài TĐMP ở bệnh nhân đợt cấp COPD để đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc chống
đông, các biến cố chảy máu do thuốc cũng như đánh giá các tác động của TĐMP đến tiên lượng ở bệnh nhân COPD.