Hôn nhân (đám cưới)

Một phần của tài liệu VĂN hóa NGƯỜI DAO TIỀN (Trang 35 - 40)

C. VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1 Ngôn ngữ người DAO nói chung :

a.Hôn nhân (đám cưới)

Theo phong tục cổ xưa của người Dao Tiền, đôi nam nữ yêu nhau sẽ làm lễ cưới sau khi chàng trai hết hạn ở rể trả ơn cho bố mẹ cô gái đã có công sinh thành dưỡng dục vợ mình (thời gian ở rể thường từ 1 năm rưỡi đến 2 năm).

Trong lễ cưới, họ làm lễ “stré miến” (tiếng dân tộc), khi đó cô dâu chính thức trở thành người nhà chú rể. Để làm lễ “stré miến”, chàng trai mang lễ vật đến nhà cô gái cầu thân.

Ngày nay, tục ở rể nhiều nơi đã không còn nên lễ “stré miến” của người Dao Tiền đã được giản lược, nhà trai và nhà gái chỉ định ngày dạm hỏi, xem số mệnh cô dâu, chú rể có hợp hay không và cùng bàn về vấn đề tổ chức tiệc mừng.

Với người Dao Tiền, tiệc mừng của cả hai bên đều do nhà trai lo liệu, tùy số lượng khách mời mà gia đình nhà gái yêu cầu nhà trai mang thực phẩm và quà thách cưới sang.

Người Dao Tiền sống quây quầy bên nhau đã bao đời nên mọi hoạt động đều mang tính cộng đồng rất cao. Theo độ tuổi và kinh nghiệm, từng gia đình được huy động phụ giúp đám cưới, công việc này sẽ được thay đổi luân phiên khi các gia đình khác có đám cưới. Những người phụ đám cưới hay đến dự đám cưới đều là những vị khách quý của gia chủ. Sau khi nhà trai chuẩn bị tươm tất, lễ rước dâu được tiến hành.

Nhà trai thành lập đội dẫn dâu, gồm: 1 quan lang, 1 bà dẫn dâu, 1 phù dâu và nhóm thanh niên khỏe mạnh gánh rượu, thịt, lễ vật qua nhà gái xin dâu. Với người Dao Tiền, phù dâu đóng vai trò quan trọng như người bạn đồng hành chia sẻ cùng cô dâu suốt hành trình cũng như trong các ngày diễn ra lễ cưới.

Đám rước dâu sau khi về đến nhà chồng, cô dâu chú rể sẽ làm lễ ra mắt bố mẹ chồng cùng họ hàng.Theo tục truyền, khi nhận dâu, gia đình nhà trai phải chuẩn bị của hồi môn cho đôi vợ chồng trẻ mà chủ yếu là đồ trang sức dành cho cô dâu. Thông thường nhóm của hồi môn này gồm: 7 vòng cổ, 2 đôi vòng tay, 8 dây hoa bạc, 20 cúc bạc cùng xà tích, chuông, phụ kiện…, tổng cộng đủ 36 lạng bạc trắng. Tùy theo yêu cầu của hai họ mà lễ trao của hồi môn diễn ra tại nhà gái hay nhà trai. Sau khi hành lễ cha mẹ chồng và họ hàng, cô dâu và chú rể có thể hòa mình vào không khí của tiệc cưới và nhận lời chúc mừng từ thực khách đến chung vui.

Hình ảnh cô dâu trong ngày cưới

b.Tang ma của người DAO nói chung

Theo quan niệm của người Dao, chết (tải/píao) là hồn (hòn) lìa khỏi thể xác (piáo khói xin), đi khỏi thế giới người đang sống, về với ma tổ tiên ở Dương Châu. Người chết đi sẽ hóa thành ma (miến), sống với thần thánh và ma tổ tiên, thỉnh thoảng miến mới quay trở lại với con cháu ở trần gian với tên gọi: ma tổ tiên (cha phỉn miến), ma ông bà (ông mả miến),…ma của ai sẽ giống hình thù người đó, nhưng người sống sẽ không thể thấy được. Theo người Dao, chết bình thường là chết ở trong nhà do già quá (tải cố); chết không bình thường là do ma bắt (tải lống), do tai nạn, chết đuối, chết do bị chém (tải thung), tự vẫn(phản thân), chết non (tải lún), chết yểu( tải mảnh nính),…Những người chết già, chết bình thường sẽ được làm ma theo đầy đủ các trình tự: Nghi thức chôn cất thể xác (piốp ca nài tải) tức làm ma; Nghi thức thứ hai là làm chay (ma khô), đưa linh hồn người chết về với tổ tiên ở quê cha đất tổ (miến duốn piào con). Lễ làm ma khô có thể cử hành sau khi làm ma cho người chết một vài năm, có khi hàng chục năm.

Tập quán tang ma của người Dao gồm các nghi thức:

+ Cho bạc trắng vào miệng người chết (pun nhoàn pè pìa miền tải dùi):

Người hấp hối được mặc quần áo mới, người đã qua tăng thì cho mặc quần áo đàn bà (như khi thụ lễ cấp đèn). Khi người ta đã tắt thở, vuốt mắt và cho bạc trắng vào miệng và dặn: ông (bà) đã chết, con cháu cho tiền để ở trong miệng, từ nay đi đâu có ai hỏi thì không được mở miệng ra nói nữa kẻo rơi mất tiền. Người Dao cho rằng làm như vậy để: Tránh người chết tiết lộ về các con cháu ở trần thế, ma quỷ biết sẽ đến hành con cháu; Làm cho ma ác (miến striếu) thấy ma nguời chết có bạc

(kim khí) mà sự không dám tới bắt và làm hại. Nếu tộc trưởng, trưởng họ, hoặc thầy cúng chết, cho bạc vào mồm xong, người ta bắn súng báo cho ma trời (Ngọc Hoàng/Thái Thượng Lão Quân) biết đẻ ngăn ác ma (miến striếu) làm hại ma người vừa chết.

+ Cho gạo vào gối đầu(pun m’ây loàng):

Người ta dùng vải trắng khâu túi, cho vào đó một bơ gạo (m’ây loàng) để người chết làm gối kê đầu. Khi xé vải làm túi phải cho người chết chứng kiến. Nếu vải xé ra mà có nhiều tua sợi thì người chết đã tới số, nếu không có tua sợi thì người đó chết oan (miến tró). Những người chết oan hoặc chết do bị trừng phạt (miến ngạt) phải làm ma chay càng sớm càng tốt. Khi thầy tào chưa tới, người ta mắc màn cho người chết, trên phía đầu họ thắp nến, để nước và thắp nhang.

+ Tìm thầy tào và chuẩn bị làm ma (lò miền, lò tẩy piốp)

Theo tập quán Dao, thầy tào và hai người khiêng ma đi chôn phải là người khác họ của người chết. Anh em họ hàng sẽ đóng quan tài, chọn đất, đào huyệt,…Trên đường đi tìm thầy tào, người đi tìm không được rẽ vào nhà người khác. Ngày giờ đưa ma đi chôn do thầy tào chọn, nếu chết đã chọn một ngày mà chưa chọn được giờ chôn cất, đem đến người ta đưa người chết vào quàn ở trong rừng (khóng cà nài tải). Nơi đào huyệt chôn cất thường thoáng, không bị nhà cửa, núi đá,…làm vướng tầm nhìn. Quan tài phải được đóng và đặt sẵn ở cạnh huyệt. Người Dao có tục không nhập quan cho người chết tại nhà.

+ Chia tài sản cho người chết (pun biào m’ây miền tải)

Theo tục lệ Dao, tài sản người chết được chia thường gồm những đồ còn mới: bát ăn cơm, đũa, chén uống nước, chai rượu, ấm tích và một gói cơm,…được mang theo khi khiêng ma đi chôn. Trước khi khiêng ma đi chôn, người ta tắm rửa cho người chết bằng nước thơm, sau đó mặc quần áo mới. Sau đó người ta lấy phên, liếp bó người chết lại, luồn đòn bằng cây mai khiêng ma đi (vì thế thanh niên Dao kiêng trồng cây mai).

+ Đưa ma (tò miền tải mình piốp)

Theo phong tục Dao, những người có ngày giờ sinh trùng với ngày đưa ma không được tham gia đưa tang (buộc phải tránh mặt). Người ta khiêng ma theo lối cửa chính, đưa chân ma ra trước. Con cháu người chết phải phủ phục ở cửa chính để khiêng ma qua, nhằm tiếp sức cho ma ra đi. Khi ra khỏi nhà, thầy tào phải đuổi ma làm hại (miến striếu) ra khỏi nhà, nên ông ta ra sau cùng. Đi đầu là nhóm dẫn đường, con cháu theo sau linh cữu người quá cố. Người Dao kiêng không khiêng

ma qua cửa nhà người khác, trên đường đưa ma đi chôn không được dừng, nghỉ. Vì thế đàn ông khỏe mạnh phải thay nhau khiêng linh cữu.

+ An táng (piốp cà nài tải)

Trước khi hạ huyệt, thầy tào cúng đuổi các ác ma và trình báo xin phép thần đất cho ma người chết được phép ở đó. Người ta cho thi hài người chết vào áo quan, cho con cháu nhìn lại lần cuối, đóng đinh và hạ huyệt. Trước khi hạ huyệt người ta trải một lớp than củi xuống đáy huyệt. Sau khi hạ huyệt, họ lại đổ than củi xung quanh quan tài. Trong khi lấp đất đắp mồ, thầy tào khấn báo với ma người chết việc đã xin phép thần đất, đã chia sẵn của cải,…ma hãy yên tâm ở mộ. Đắp mộ xong xuôi, thầy tào khấn gọi vía mọi người trở về. Về tới nhà, những người tham gia đưa ma sẽ nhảy qua đống lửa để đuổi ma ác (chải miền), rửa tay bằng nước lá bưởi, lá bòng.

+ Cúng báo ma tổ tiên (sít búa cha phỉn miến)

Đưa ma xong, người Dao làm dàn cúng giữa nhà, trước bàn thờ tổ tiên, dâng lợn, gà, rượu,…cúng báo tổ tiên trong nhà có người chết, đã được chôn cất đúng tục lệ người Dao, xin tổ tiên bảo vệ ma người vừa chết. Cúng xong họ đốt tiền vàng mã tiễn ma tổ tiên đi. Gia quyến tổ chức bữa cơm cảm ơn của người chết đối với tất cả những người đã tham gia, giúp đỡ làm ma cho họ. Lễ làm ma chính thức kết thúc sau bữa cơm cảm ơn. Sau một thời gian người ta tiến hành làm chay cho người chết.

Ngày nay dân tộc Dao theo tục thổ táng, nhưng trước đây, có lẽ tất cả các nhóm Dao đều có tục hỏa táng, nay tục này chỉ còn tồn tại ở người Dao Áo Dài và người Dao Quần Trắng. Người chết được nhập quan tài rồi mới đem thiêu (chỉ thiêu người chết từ 12 tuổi trở lên). Thầy tào tìm địa chỉ hỏa táng rồi cho chất củi tại đó. Củi được xếp theo kiểu cũi lợn, gồm chín lớp trông lên nhau. Áo quan được đặt lên đống củi, thầy tào báo cho mọi người ra về mới châm lửa thiêu. Sáng hôm sau gia đình có người chết ra bới đống tro tàn nhặt lấy một ít xương vụn cho vào lọ và đem đặt ở một nơi khác. Những xương còn lại được chôn tại chỗ thiêu.

Ngoài hình thức thổ táng, hỏa táng, người Dao còn có tục thiên táng. Theo phong tục dân tộc Dao, người chết vào giờ xấu, không được đưa chôn ngay, mà được đưa vào một quan tài ghép bằng tre, nứa nguyên cây được xếp theo kiểu cũi lợn, đặt quan tài trên sàn cao khoảng 2m. Bốn cột sàn được làm thật nhẵn để thú rừng không leo lên được. Sau một năm người ta nhặt xương cho vào lọ đem chôn.

Dân tộc Dao đưa hồn người chết về Dương Châu (Trung Quốc). Người Dao có quần áo tang, nhưng ngày nay nhiều nhóm chỉ có khăn tang. Khi mãn tang, người

Dao mời thầy cúng về làm lễ đoạn tang và lập bát hương thờ vọng người chết trong ba năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm chay (piốp miến)

Người Dao cho rằng, làm chay là để đưa linh hồn người chết về quê cha đất tổ. Làm ma mới chỉ là cất dấu người chết, ssvới ma tổ tiên. Piuốp miến có mục đích đuổi chỉa miến, nhập ma mới vào ma nhà. Chỉ sau làm chay, mới mãn tang (púa khiáo). Người Dao có ba kiểu làm chay:

- Piốp phong mài là miến phiu (tồm sai miền-đã qua lễ tẩu sai), lám to có tổ chức nhảy múa, dùng kèn, trống, chiêng, tù và,…do ba thầy tào thụ pháp.

- Piốp phái mái là miến phiu (phai phíu) không tổ chức nhảy múa, không dùng kèn trống,…do hai thầy tào thụ pháp.

- Piốp đàm kiáo n’ính kểu (chưa có gia đình) làm cúng với lễ mai tang, gọi là làm chay nhỏ.

Một phần của tài liệu VĂN hóa NGƯỜI DAO TIỀN (Trang 35 - 40)