Tín ngưỡng, tôn giáo a Tín ngưỡng

Một phần của tài liệu VĂN hóa NGƯỜI DAO TIỀN (Trang 32 - 35)

C. VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1 Ngôn ngữ người DAO nói chung :

5. Tín ngưỡng, tôn giáo a Tín ngưỡng

a. Tín ngưỡng

Nét đặc trưng nhất của người Dao Tiền trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là thờ Bàn Hồ (tổ tiên) và Bàn Vương (người có công lớn đối với người Dao). Trên

mỗi bàn thờ được đặt trang trọng ở gian giữa gồm một bát hương và một chén đựng nước. Ông Bàn Hữu Ngọc, dân tộc Dao, Trưởng xóm Bản Chang, xã Thành Công (Nguyên Bình) cho biết: Theo thế hệ trước truyền lại Bàn Hồ là một long khuyển, từ trên trời giáng xuống trần, được Bình Vương yêu quý, nuôi trong cung vua. Một lần, Bình Vương nhận được chiếu thư của Cao Vương, nên đã hội triều tìm cách đánh Cao Vương. Bàn Hồ xin đi giết Cao Vương. Bình Vương hứa, nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương sẽ gả công chúa cho. Khi Bàn Hồ đến, Cao Vương cho là điềm may và giữ lại bên mình để nuôi. Một lần, Cao Vương uống rượu say bị Bàn Hồ cắn chết, rồi mang đầu về báo công với Bình Vương. Giữ lời hứa, Bình Vương gả con gái cho Bàn Hồ. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 con gái, 6 con trai, đều được Bình Vương ban sắc thành 12 họ, sinh sôi tạo ra những vùng cư trú rộng khắp của người Dao Tiền.

Người Dao Tiền quan niệm, Bàn Vương ảnh hưởng rất lớn tới mỗi cá nhân và gia đình, do đó, việc thờ cúng Bàn Vương giúp cho con cháu họ luôn tưởng nhớ tới nguồn cội và có trách nhiệm trong việc lưu truyền truyền thống đó cho các thế hệ về sau. Việc thờ cúng Bàn Vương phải chú trọng như thờ cúng tổ tiên mình làm cho các thành viên trong cộng đồng tộc người này trở nên gắn bó với nhau hơn. Do đó, việc thờ luôn được các gia đình người Dao Tiền thực hiện trang nghiêm.

Thờ cúng thổ thần của người Dao Tiền cũng gần giống như dân tộc Tày, Nùng với các miếu được xây dựng ngay đầu xóm, đặt dưới gốc cây to. Miếu thường xây dựng bằng cột gỗ lợp mái gianh rộng khoảng 1 - 2 m2. Nhưng lễ cúng thổ thần hằng năm được người Dao Tiền tổ chức khá lớn vào dịp đầu xuân năm mới. Mâm cúng nhất định phải có con lợn từ 30 kg trở lên, 2 con gà luộc, gói cơm nếp, giấy bản đã cắt… Lễ cúng do nhân dân trong làng đóng góp, cầu mong con người có sức khỏe, mùa màng tốt tươi, trâu, bò, lợn, gà phát triển.

Với quan niệm vạn vật đều có linh hồn, đồng bào Dao Tiền tin rằng trong thế giới đang sống luôn có những vị thần, như: thần gió, thần mưa, thần coi sóc lúa gạo và hoa màu, thần chăn nuôi. Vì thế, người Dao Tiền ở nhiều xóm của các huyện: Thông Nông, Nguyên Bình… hiện vẫn duy trì tục cúng các vị thần nêu trên, trong đó có lễ cúng thóc được tổ chức hằng năm vào ngày 15/8 âm lịch gần giống như lễ mừng cơm mới của người Tày, Nùng nhưng lại có những nghi lễ riêng. Tại lễ cúng, người Dao Tiền lấy một bó lúa nhỏ, các nông cụ sản xuất, hình người, mặt trời được làm bằng giấy và đặt trước bàn thờ tổ tiên. Trong suốt ngày cúng, các thành viên trong gia đình không ra khỏi nhà hoặc sang chơi nhà khác, vì sợ hồn lúa đi theo và ở lại nhà đó, mùa màng sẽ thất bát, canh tác thiệt hại.

Người Dao Tiền còn kiêng kỵ các ngày xấu trong năm, như: Ngày Kinh Trập - kỵ sâu bọ; ngày Xuân Phân - kỵ gió; ngày Cốc Vũ - kỵ lũ; ngày Lập Hạ - hại sức

khỏe; ngày Tết Thanh minh… Những ngày kiêng kỵ này người Dao Tiền không đi làm bất cứ việc gì ở ngoài đồng, chỉ ở nhà nghỉ ngơi, không nói to, không trao đổi, mua bán.

Mặc dù một số nghi lễ còn tốn kém, nặng về hủ tục nhưng tín ngưỡng của dân tộc Dao Tiền nói chung mang những giá trị tích cực, đặc trưng và có nét văn hóa độc đáo. Để góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung, giá trị tín ngưỡng nói riêng của người Dao Tiền ở Cao Bằng, cần có sự nghiên cứu để bảo tồn và phát huy phù hợp với đời sống văn hóa mới.

- Người Dao tin rằng mọi vật đều có linh hồn gọi là Vần. Một khi thực thể bị chết (bị hủy diệt) thì hồn lìa khỏi xác và biến thành ma. Theo quan niệm này, bất kỳ ở đâu trên trái đất này đều có hồn và ma. Người ta chia ra làm 2 loại: ma lành và ma dữ. Ma lành ban phúc, ma dữ giáng họa. Tuy vậy, nếu ta không cẩn thận làm điều gì xúc phạm tới ma lành cũng có thể bị quở trách. Ma tổ tiên, Bàn Vương, ma đất, ma bêp, thần nông, Ngọc hoàng thượng đế, Tam thanh,… đều được xếp vào hàng ma lành.

Đồng bào Dao tin rằng, người ta có 12 hồn hoặc 3 hồn 7 vía. Trong số 12 hồn thì có một hồn chính quyết định sự sống của con người. Mỗi nhóm Dao lại có quan niệm riêng về hồn chính: Dao đỏ cho rằng, hồn chính ở đầu, ngay nơi xoáy tóc, ở vị trí cao nhất trong thân thể người ta, vì vậy rất kị người lạ xoa đầu trẻ nhỏ. Dao Tiền cho rằng hồn chính ở ngực vì khi tim ngừng đập, con người cũng sẽ chết. Còn Dao quần trắng lại cho rằng, hồn chính ở mắt vì khi người ta chết sẽ không nhìn thấy cái gì nữa.

b. Tôn giáo

Người Dao có nhiều tàn dư của tôn giáo nguyên thủy, được biết đến với: tô tem giáo, bái vật giáo, sa man giáo, ma thuật giáo.

-Tô tem giáo: Niềm tin vào mối liên hệ giữa một nhóm người với một loài động vật, cây cỏ, hiện tượng. Người Dao nhận Bà Vương là thủy tổ - một con Long Khuyển.

-Thứ hai, bái vật giáo là tín ngưỡng thờ cúng, người ta tin vào những thuộc tính siêu nhiên của những vật chất. Người Dao có hệ thống tranh thờ, họ coi như các vị thần trong nhà.

-Thứ ba, sa man giáo, quan niệm một người nào đó có khả năng đặc biệt giao tiếp với thần linh. Và người Dao rất coi trọng thầy cúng.

-Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.

-Tộc trưởng là người đứng đầu. Nhà của tộc trưởng là nhà lớn. Nhà của các thành viên trong tông tộc là những ngôi nhà trình tường (tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ)

-Tộc trưởng là người chủ trì việc cấp sắc , lập tỉnh cho mọi thành viên trong tông tộc cũng như giúp đỡ các gia đình trong tang ma , cưới xin , chia tài sản , giải quyết xích mích =>Tộc trưởng có vai trò khá quan trọng .

-Gia đình:

+ Chủ gia đình thường là người cha , khi có việc quan trọng , có sự bàn bạc chung nhưng quyền quyết định vẫn thường thuộc về người chủ gia đình .

+Trong nhà , người đàn ông thường làm các công việc lớn , nặng nhọc. Phụ nữ sẽ đảm nhiệm công việc phụ giúp người đàn ông. Trẻ nhỏ thường làm những công việc nhỏ nhặt

-giáo dục:

+Việc giáo dục các con thường do người cha dạy dỗ

+Những tôn ti trật tự , những kiêng kị trong gia đình được quy định rất chặt chẽ +Mọi người trong gđ sống hòa thuận, chan hòa, tình cảm, đối xử công bằng với nhau, k phân biệt con đẻ hay con nuôi

-Phân chia tài sản:

+Con cả thường sẽ được phần nhiều hơn

+Hôn nhân một vợ , một chồng ,phải kết hôn với người ngoài họ

E)PHONG TỤC TẬP QUÁN

Một phần của tài liệu VĂN hóa NGƯỜI DAO TIỀN (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w