Nghệ thuật dân gian người Dao Tiền.

Một phần của tài liệu VĂN hóa NGƯỜI DAO TIỀN (Trang 29 - 31)

C. VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1 Ngôn ngữ người DAO nói chung :

3Nghệ thuật dân gian người Dao Tiền.

A )Hát Páo dung

-Theo tiếng nói của dân tộc Dao, Páo dung có nghĩa là ca hát, hát Páo dung là hát dân ca của dân tộc Dao tiền. Hát Páo dung ra đời và phát triển từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao tiền. Páo dung được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc .

Đây là một dịp khá đặc biệt trong năm, thường tổ chức vào tháng giêng và tháng 8 âm lịch. Đây là một cơ hội để các chàng trai và cô gái tìm hiểu, yêu nhau rồi tiến hành đám cưới. Nếu chưa hợp nhau thì chàng trai và cô gái sẽ hẹn nhau vào mùa hát sau.

Ví dụ: Chàng trai hát: Thấy bông hoa nở bên bờ kia/Muốn sang hái mà không có thuyền. Cô gái đáp: Anh muốn ngắt đừng lo anh ạ / Hái lá làm thuyền bơi sang lấy.

Đối với người Dao Tiền ở Tuyên Quang ngoài hát Páo dung còn hát những làn điệu Páo dung đề cao tinh thần lao động sáng tạo, đạo đức, lẽ sống.

Hát Páo dung được chia thành nhiều loại. Hát Páo dung sinh hoạt gồm các bài hát ru, hát vui chơi, hát giao duyên, hát đối đáp nam nữ, hát than… Hát Páo dung lễ nghi tín ngưỡng - phong tục gồm các bài hát được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào Dao, như hát trong lễ cấp sắc, lễ cưới, đám tang, cúng đầy tháng… Hát Páo dung trong lao động gồm những bài hát ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên hay những kinh nghiệm về thời tiết, mùa vụ được các thế hệ người Dao tích lũy và truyền lại cho thế hệ sau.

Hát Páo Dung – Di sản phi vật thể quốc gia

B)MÚA CHUÔNG

-Múa chuông là một trong những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc của người Dao Tiền. Mỗi dịp tết đến xuân về, hay trong các sự kiện trong đại trong cuộc đời của mỗi người con dân tộc Dao Tiền đều không thể thiếu điệu múa này.

Nhịp điệu múa chuông là tay phải cầm chuông lắc từ trong ra ngoài hoặc từ phải sang trái, tay trái cầm que, đưa đi 3 nhịp, đưa lại 3 nhịp, chân nhún lùi lại một bước, nhún tiếp 3 nhún, đi theo vòng tròn ba bước từ trái sang phải, rồi xoay tròn về vị trí ban đầu và cứ thế múa liên tục cho đến khi hết các bài hát. Khi chuẩn bị kết thúc nhịp múa mọi người chuyển đội hình từ vòng tròn thành các hàng ngang hướng về đàn cúng và tranh thờ. Nhịp cuối tất cả mọi người cùng hú to.

“Múa chuông là một nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ đứa trẻ mới sinh ra, quà trong lễ thôi nôi của đứa trẻ là chiếc chuông đồng nhỏ. Bởi thế mà ý thức kế thừa nền văn hóa truyền thống đã trở thành một điều quan trọng trong đời sống, văn hóa của người Dao Tiền. Đặc biệt đây là hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống và sẽ lưu truyền mãi đến mai sau”

Điệu múa chuông của người Dao tiền.

- Múa cấp sắc có ở 9 nhóm Dao, múa màng, múa cầu mùa ở Dao Đỏ, Dao Tiền.

Múa kiếm, múa tết nhảy ở Quần chẹt, Dao Tiền. Múa Ba Ba trong lễ tết nhảy phản ánh công việc của người Dao Tiền, Dao Quần Chẹt. Múa vui ngày tết có điệu múa đẳn gỗ, xúc tép động tác mạnh dứt khoát.

Một phần của tài liệu VĂN hóa NGƯỜI DAO TIỀN (Trang 29 - 31)