Từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 31 - 33)

Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em – đặc biệt là vai trò của cha mẹ – là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:

Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp

ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.

Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục

con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn.

Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp

hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.

Như vậy, vấn đề phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nhưng trước hết, phải tiến hành từ mỗi gia đình.

Người chưa thành niên là tương lai của đất nước, việc chăm sóc giáo dục người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng là hết sức cần thiết và phải bắt đầu từ mỗi gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên, trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hoá mới có lối sống lành mạnh, thành viên tôn trọng lẫn nhau, thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn ngừa những nhân tố tiêu cực tác động tới người chưa thành niên, đồng thời cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và sự quan tâm của toàn xã hội. Bằng cách gia đình phải giáo dục một cách có hệ thống như sau:

Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết.

Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.

Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành.

Đặt ưu tiên cao cho các nhu cầu và phúc lợi của tất cả các thành viên trong gia đình. Mọi người trong xã hội tuổi từ 18 trở lên phải có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ, bảo đảm hạnh phúc về thể chất và tinh thần cho người chưa thành niên.

Chính phủ phải xây dựng những chính sách có lợi cho việc nuôi dưỡng người chưa thành niên và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho những gia đình cần giúp đỡ.

Ở nơi thiếu môi trường bền vững, ổn định và khi các cố gắng giúp đỡ đều thất bại thì thì có thể chuyển hướng sang việc cho người chưa thành niên được vào môi trường khác tốt hơn để tránh vấn đề người chưa thành niên lang thang cơ nhỡ.

Chú ý đến những gia đình bị ảnh hưởng bởi biến động xã hội VD như là kinh tế suy thoái, động đất, tội phạm ... Gây ra nhưng khó khăn hạn chế trong việc giáo dục và hình thành cách nghĩ của người chưa thành niên.

Cần giáo dục cho cha mẹ để họ thấy sự cần thiết của việc giáo dục người chưa thành niên, biết cách thông cảm thấu hiểu tâm lý của con cái. Qua các thời kỳ khác nhau người chưa thành niên có nhưng thay đổi về tâm sinh lý cần cho họ biết thời điểm người chưa thành niên dễ bị tổn thương và phương pháp giáo dục khoa học.

Cần áp dụng các biện pháp làm tăng sự bền vững và hoà thuận gia đình, hạn chế tối đa các cuộc ly hôn của những cặp vợ chống đã có con cần giáo dục để họ hiểu trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Tạo điều kiện tốt nhất để người chưa thành niên hiểu được giá trị của gia đình đối với mình và giá trị của mình với gia đình trong giai đoạn chúng bắt đầu trưởng thành về nhận thức.

Để đảm bảo quyền người chưa thành niên em. Chính phủ cần khuyến khích các tổ chức bảo vệ lợi ích của gia đình và người chưa thành niên được thành lập và hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 31 - 33)