Từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 35 - 39)

Nhìn chung trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã cố gắng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng.

Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng chống vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.

KẾT LUẬN

Qua sự tìm hiểu nghiên cứu các nội dung trên, phần nào giúp tôi và các bạn hiểu thêm về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo luật hình sự Việt Nam . Từ đó có cái nhìn tổng quát, nhận thức đúng đắn về hành vi phạm tội của lứa tuổi này, nắm được những giải pháp, cách ngăn chặn, phòng ngừa lứa tuổi này phạm tội. Qua đó đề xuất những biện pháp mới góp phần hoàn thiện luật hình sự Việt Nam theo chiều hướng nhân văn, làm cuộc sống này thêm tốt đẹp, đẩy lùi cái ác, hướng tới xây dựng con người chân thiện mỹ.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1...1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...1

1.2 Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài...1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...2

1.4 Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu...2

1.5 Phương pháp nghiên cứu...2

1.6 Phạm vi nghiên cứu...3

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu...3

1.8 Kết cấu báo cáo của nghiên cứu...3

CHƯƠNG 2...4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN...4

2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên...4

2.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự...4

2.1.1.1 Trách nhiệm hình sự...4

2.1.1.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự...5

2.1.2 Khái niệm người chưa thành niên...7

2.1.2.1 Người chưa thành niên...7

2.1.2.2 Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên...8

2.1.3 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên...10

2.2 Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên...10

2.2.1 Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự...10

2.2.2 Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự...11

CHƯƠNG 3...12

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI...12

3.1 Một số quy định của pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội...12

3.1.1 Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội...12

3.1.2 Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội...14

3.1.2.1 Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn...15

3.1.2.2 Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng...16

3.1.3 Hệ thống hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 16 3.1.3.2 Phạt tiền...17

3.1.3.3 Cải tạo không giam giữ...17

3.1.3.4 Tù có thời hạn...18

3.2 Thực trạng tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta...18

3.3 Một số nhận xét về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta...21

CHƯƠNG 4...24

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI...24

4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội...24

4.2 Một số giải pháp nhằm giảm việc vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên...31

4.2.1 Từ phía gia đình...31

4.2.2 Từ phía nhà trường...33

4.2.3 Từ phía xã hội...34

4.2.4 Từ chính bản thân người chưa thành niên...35

4.2.5 Từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật...35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Hình sự 2015

2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w